Những biện pháp giúp ngăn chặn nguy cơ gây bệnh động mạch vành

25/01/2019 - Lượt xem: 1754

Bệnh động mạch vành căn bệnh nguy hiểm, có tới ⅓ số người bệnh nhồi máu cơ tim cấp tử vong trong 24 giờ kể từ khi xuất hiện đau ngực và rất nhiều người bệnh sống mà để lại di chứng nặng nề. Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng có thể phòng ngừa hoặc làm giảm tỉ lệ mắc bệnh động mạch vành bằng thay đổi các yếu tố nguy cơ.

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh động mạch vành

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh động mạch vành chủ yếu là hút thuốc lá; thừa cân, béo phì, ít vận động; tình trạng căng thẳng, stress quá mức; rối loạn mỡ máu, tiểu đường, tăng huyết áp,...; tiền sử gia đình.

Benh-mach-vanh

Hút thuốc lá

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ người hút thuốc lá cao nhất thế giới. Đây đã và đang trở thành một “vấn nạn”; mặc dù đã nhiều năm tổ chức tuyên truyền về tác hại của thuốc lá thì số lượng người hút thuốc vẫn không có xu hướng giảm sút.

Thuốc lá đặc biệt có hại cho sức khỏe của chúng ta. Các hoạt chất có trong thuốc lá sẽ phá hủy hệ thống mạch máu, nhất là các mạch máu lớn trong đó có động mạch vành; từ đó gây ra bệnh mạch vành. Những bệnh nhân mắc bệnh mạch vành còn tiếp tục hút thuốc lá sẽ có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim, nguy hiểm đến tính mạng.

Béo phì và ít vận động

Sự phát triển nhanh của đời sống kinh tế - xã hội đã làm thay đổi chế độ dinh dưỡng và khẩu phần ăn trong mỗi bữa của người Việt. Ngày càng có nhiều người bị thừa cân, béo phì, nhất là ở trẻ em.

Hiện nay, có rât nhiều người có xu hướng sử dụng đồ ăn nhanh, đồ hộp nhiều hơn, ít vận động do đam mê với các trò chơi trên máy tính, điện thoại, facebook, ti vi,... làm tỉ lệ béo phì ngày càng tăng. Ở nơi làm việc, hầu hết mọi người đều ngồi một chỗ trong thời gian dài, lượng calo không tiêu thụ hết, gây ì trệ, dòng máu không lưu thông tốt dẫn đến các bệnh mạch vành có xu hướng gia tăng.

Áp lực công việc và cuộc sống

Xã hội ngày càng phát triển kéo theo đó là nhiều thứ thay đổi, trong đó có lối sống của mỗi người. Nhiều người lao vào công việc, chạy đua với thời gian trong công cuộc cơm áo gạo tiền bỏ bê việc chăm sóc sức khỏe, ngại đi khám sức khỏe định kỳ vì không có thời gian. Thời đại công nghệ 4.0 khiến nhiều người gặp áp lực trong công việc, học tập, gia đình, xã hội,... tình trạng này kéo dài và không biết cách giải tỏa sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, và đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh động mạch vành và làm gia tăng số lượng người gặp biến chứng nặng nề của bệnh.

Các bệnh lý kèm theo

Bên cạnh các nguyên nhân xuất phát từ thói quen, lối sống, bệnh động mạch vành cón có nguyên nhân từ một số bệnh lý khác như tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu cao (rối loạn chuyển hóa lipid máu),...

Tăng huyết áp làm phá hủy mạch máu, làm gia tăng tình trạng xơ vữa động mạch dẫn đến nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não. Tỉ lệ tăng huyết áp ngày càng gia tăng một cách đáng kể, đặc biệt là bệnh ngày càng trẻ hóa. Thực trạng về bệnh tăng huyết áp là rất đáng quan ngại, nhiều người không biết mình bị tăng huyết áp hoặc biết mình bị bệnh nhưng chủ quan không điều trị thường xuyên, không đúng cách, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Theo WHO, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ gia tăng đái tháo đường nhanh nhất. Chế độ ăn, ít hoạt động, tình trạng béo phì dẫn đến hội chứng chuyển hóa tăng kháng insulin. Đái tháo đường làm quá trình xơ vữa động mạch. Kể cả khi chúng ta khống chế tốt được mức đường huyết, diễn biến tự nhiên của đái tháo đường là tổn thương bệnh lý mạch máu và động mạch vành là một trong những mạch chính có thể bị tổn thương.

Những biện pháp giúp ngăn chặn nguy cơ gây bệnh động mạch vành

phong-benh-mach-vanh

Kiểm soát trọng lượng cơ thể

Thừa cân, béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ quan trong gây bệnh động mạch vành. Do đó, kiểm soát được trọng lượng cơ thể là rất cần thiết để ngăn chặn bệnh. Điều cơ bản để đạt được và duy trì cân nặng hợp lý là có một chế độ ăn uống lành mạnh và rèn luyện thể lực thường xuyên. Cần có sự cân bằng giữa năng lượng nạp vào cơ thể và năng lượng tiêu hao qua các hoạt động. Muốn giảm cân thì người bệnh cần phải tiêu hao năng lượng nhiều hơn quá việc tập luyện thể lực và giảm bớt năng lượng đầu vào.

Bỏ hút thuốc lá

Hút thuốc lá làm giảm nồng độ oxy trong máu, gây tổn thương và làm suy yếu thành động mạch. Ngừng hút thuốc là một yếu tố quan trọng; lợi ích của việc bỏ hút thuốc lá gần như đạt được hiệu quả tức thì, có thể làm giảm nguy cơ bị tái phát nhồi máu cơ tim. Sau khoảng 5 năm cái thuốc lá, nguy cơ bị nhồi máu cơ tim tái phát sẽ giảm đi một nửa so với những người bệnh tiếp tục hút thuốc lá.

Khám sức khỏe định kỳ và tầm soát yếu tố nguy cơ

Việc khám sức khỏe định kỳ và tấm soát các yếu tố nguy cơ chính gây bệnh động mạch là rất cần thiết. Nguy cơ mắc bệnh động mạch vành nên được xét cho tất cả các bệnh nhân có từ 2 yếu tố nguy cơ chính trở lên và đưa ra những chiến lược phòng ngừa bệnh phù hợp. Những người bệnh có nguy cơ mắc bệnh động mạch vành nên được can thiệp một cách tích cực. Các biện pháp can thiệp mạch vành thường rất tốn kém và chỉ có hiệu quả khi áp dụng ở những người có nguy cơ cao hoặc đã mắc bệnh nặng. Chính vì vậy, điều quan trọng là phải phát hiện sớm được những người có nguy cơ mắc bệnh cao.

Tất cả những người bệnh nhồi máu cơ tim trước khi ra viện cần được tư vấn sức khỏe, cách tập luyện thể lực, thay đổi lối sống và hướng dẫn dùng thuốc để phòng ngừa tái phát. Trường hợp người bệnh có triệu chứng của nhổi máu cơ tim cấp (đau thắt ngực, lan hoặc không lan ra cánh tay, lưng, cổ, hàm, hay thượng vị; khó thở, mệt mỏi, vã mồ hôi, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, nôn…) cần được cấp cứu và xử trí kịp thời bởi các nhân viên y tế. Tỷ lệ tử vong của người bệnh nhồi máu cơ tim cấp có thể giảm nếu người bệnh sớm phát hiện ra.

Kiểm soát huyết áp

Đối với người bệnh động mạch vành, cần kiểm soát được huyết áp < 140/90mmHg; riêng với bệnh nhân tiểu đường hay bệnh thận mạn tính, cần kiểm soát huyết áp < 130/80mmHg. Người bệnh tăng huyết áp cần có một chế độ ăn nhạt, tăng cường rau xanh, hoa quả và các chế phẩm ít béo cùng với việc tập luyện thể dục thường xuyên.

Kiểm soát đường huyết

Những người bệnh đái tháo đường cần kiểm soát chặt đường huyết bằng việc tiêm insulin hoặc sử dụng thuốc hạ đường huyết uống, kết hợp chặt chẽ với chế độ ăn để đạt được HbA1C< 7%.

Kiểm soát mỡ máu:

Người bệnh nên áp dụng một chế độ ăn chứa ít cholesterol, ít chất béo bão hòa, tăng cường chất xơ hòa tan, rau quả tươi xanh. Nhóm thuốc Statin đã được chứng minh là có hiệu quả nhất.

Rèn luyện thể lực

Những bệnh nhân hồi phục sau khi bị nhồi máu cơ tim nên rèn luyện thể lực đều đặn. Tập thể dục ít nhất 30 phút/ ngày và tối thiểu 3 lần/ tuần. Người bệnh có thể lựa chọn nhiều bộ môn thể

Phòng bệnh bằng uống Dong riềng đỏ

Những người bệnh đã, đang hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh mạch vành nên sử dụng kết hợp với Dong riềng đỏ để phòng và hỗ trợ điều trị bệnh.  Đây là vị thuốc nam quý mà không hiếm của người dân tộc Dao, đã được nhóm nghiên cứu, đứng đầu là bác sĩ Hoàng Sầm – Chủ tịch Hội đồng Viện y học bản địa Việt Nam cùng sự hỗ trợ của hơn 10 giáo sư, tiến sĩ đầu ngành đã nghiên cứu thành công đề tài cấp bộ mang mã số B2005-04-46TĐ do bộ giáo dục và đào tạo cấp kinh phí với kết quả nghiên cứu đạt được là tìm ra công dụng của cây thuốc Dong riềng đỏ: vừa giãn vi mạch tăng tưới máu cơ tim; giảm đau ngực nhanh như thuốc tây; vừa làm sạch lòng mạch vành ; vừa hỗ trợ chữa suy tim; vừa hạ huyết áp; điều hoà nhịp tim; vừa an thần hiệu quả.

Bệnh động mạch vành ngày càng trẻ hóa và trở nên phổ biến hiện nay. Chính vì vậy, tất cả chúng ta cần chung tay góp sức để đẩy lùi căn bệnh này. Hiểu biết về những biện pháp ngăn chặn nguy cơ gây bệnh động mạch vành sẽ giúp ích cho chúng ta trong công cuộc đó.

Bs Nguyễn Thị Anh Thư

02439036266