Nhồi máu cơ tim, căn bệnh “chết người”

15/03/2016 - Lượt xem: 2056

Nhồi máu cơ tim là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, cướp đi mạng sống của rất nhiều người, cả những người tưởng chừng như rất khỏe mạnh. Cơn đau ngực là dấu hiệu sớm của nhồi máu cơ tim, vì vậy cần phát hiện sớm để giảm nguy cơ tử vong.

Nhồi máu cơ tim là gì?

   Nhồi máu cơ tim là bệnh lý nguy hiểm đe doạ tính mạng do tắc nghẽn đột ngột động mạch vành là mạch máu nuôi tim. Khi cơ tim hoàn toàn không được cung cấp máu thì cơ vùng cơ tim âý sẽ hoại tử, mất chức năng và gây triệu chứng đau ngực dữ dội, dẫn đến tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.

Dấu hiệu sớm của nhồi máu cơ tim?

  • Xuất hiện cảm giác đau tức vùng ngực : Trên thực tế, phần lớn các cơn đau ngực báo hiệu nhồi máu cơ tim xuất hiện ở ngực trái hoặc giữa ngực, kéo dài vài phút sau đó hết rồi lại đau lại. Người bệnh rất dễ bỏ qua triệu chứng thoáng qua này. Một số bệnh nhân có cảm giác như bị đè nặng, bóp nghẹt ở ngực.

Nhồi máu cơ tim, căn bệnh “chết người”

Nhồi máu cơ tim, căn bệnh “chết người”

  • Ngoài những cơn đau ở ngực, người bị nhồi máu cơ tim còn có thể xuất hiện cảm giác đau ở những vị trí khác như tay trái, cổ, vai trái, lưng, thượng vị...
  • Khó thở: Khó thở có thể xuất hiện cùng lúc hoặc trước để báo hiệu cơn đau thắt ngực.
  • Nhồi máu cơ tim cũng có thể xuất hiện kèm theo một số triệu chứng khác nhưng ít gặp hơn như toát mồ hôi, choáng, nôn và buồn nôn.

   Về các đối tượng có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim là những người đã có tiền sử nhồi máu cơ tim hay bệnh mạch vành trước đó, những người mắc các bệnh mạn tính như đái thào đường, rối loạn mỡ máu, người bị tăng huyết áp , béo phì, hút thuốc lá, ít hoạt động thể lực, hay những người có người trong gia đình đã mắc nhồi máu cơ tim...

Biến chứng nguy hiểm của nhồi máu cơ tim.

Nhồi máu cơ tim rất nguy hiểm, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.

  • Suy tim là biến chứng thường hay gặp của bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim. Mức độ suy tim có liên quan chặt chẽ với tình trạng lan rộng của khối hoại tử cơ tim trong nhồi máu cơ tim.
  • Rối loạn nhịp tim, đây cũng là biến thường gặp ở bệnh nhồi máu cơ tim.
  • Hen tim và phù phổi cấp: tỷ lệ tử vong do hen tim và phù phổi cấp trong nhồi máu cơ tim khá cao, khoảng 10- 15%.
  • Biến chứng nghẽn tắc mạch: Hay gặp nhất là tắc mạch phổi, viêm tắc tĩnh mạch do nằm lâu. Loạn nhịp tim hay suy tim cũng là yếu tố thuận lợi gây tắc mạch.
  • Vỡ tim do nhồi máu nặng gây diện tích cơ tim hoại tử quá rộng.
  • Tử vong đột ngột, hay thường gọi là đột tử. Thường gặp trong những trường hợp ít có cơn đau thắt ngực, hay cơn đau thường nhẹ thoáng qua khiến bệnh nhân xem nhẹ mà bỏ qua.
  • Nhồi máu cơ tim tái phát do tắc nghẽn các nhánh khác của động mạch vành. Nếu có nhồi máu cơ tim tái phát thì tỷ lệ tử vong cao.

Nhồi máu cơ tim, căn bệnh “chết người” 2

Nhồi máu cơ tim, căn bệnh “chết người” 2

Làm thế nào để phòng ngừa nhồi máu cơ tim?

   Phòng ngừa là phương pháp hữu hiệu nhất nhưng không phải ai cũng làm được điều đó. Để phòng ngừa sự phát triển của xơ vữa động mạch vành hoặc làm giảm nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, ngoài việc tuân thủ sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp đơn giản như luyện tập thể dục hàng ngày, có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bỏ hút thuốc lá, và tuân thủ phác đồ điều trị các bệnh mạn tính như huyết áp, đường huyết…

Đồng thời, để có trái tim khỏe, những người lứa tuổi trên 50 có hay chưa có dấu hiệu bệnh mạch vành đều nên ăn Dong riềng đỏ nấu với tim lợn, hoặc sắc nước dong riềng đỏ uống hàng ngày, lưu ý đúng loài dong riềng đỏ mà Viện Y học Bản địa đã công bố có tác dụng phòng và chữa bệnh mạch vành, ngăn ngừa biến chứng nhồi máu cơ tim rất quý mà không hiếm của người Dao.

Biên tập bởi Cardocorz - Cao dong riềng đỏ

02439036266