Cách phòng tránh tái phát bệnh đau tim cần phải biết

29/09/2016 - Lượt xem: 2320

Bệnh đau tim là căn bệnh nguy hiểm và có nguy cơ tái phát bệnh rất cao nếu như không biết cách phòng tránh bệnh đúng cách. Do đó, những bệnh nhân đã từng mắc bệnh đau tim cần phải chú ý hoạt động sống hàng ngày để giữ cho mình một trái tim khỏe mạnh. Sau đây là những cách phòng tránh tái phát bệnh đau tim cần phải biết.

Cơn đau tim là gì?

Cơ tim cần oxy để tồn tại, một cơn đau tim xảy ra khi dòng máu mang oxy cho cơ tim bị giảm nghiêm trọng hoặc cắt bỏ toàn bộ. Điều này xảy ra vì động mạch vành cung cấp máu cho cơ tim có thể dần dần bị thu hẹp do sự tích tụ của chất béo, cholesterol và các chất khác nhau hình thành nên mảng xơ vữa, được gọi là xơ vữa động mạch . Khi một mảng xơ vữa trong động mạch vành bị nứt, vỡ, một cục máu đông hình thành xung quanh các mảng bám và cục máu đông này có thể làm tắc đột ngột một nhánh của động mạch vành, chặn lưu lượng máu qua cơ tim. Khi cơ tim bị thiếu ôxy và chất dinh dưỡng, nó được gọi là thiếu máu cục bộ . Khi tổn thương hoại tử một phần của cơ tim xảy ra như là kết quả của thiếu máu cục bộ, nó được gọi là một cơn đau tim hoặc nhồi máu cơ tim (MI).

Cách phòng tránh tái phát bệnh đau tim cần phải biết

Cách phòng tránh tái phát bệnh đau tim cần phải biết

Các nguy cơ chủ yếu dẫn đến cơn đau tim

Các nghiên cứu lâm sàng và thống kê đã chỉ ra một số yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch vànhnhồi máu cơ tim.

  • Hút thuốc lá
  • Có tiền sử mắc các bệnh tim mạch khác
  • Có các bệnh mạn tính liên quan như cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, tiểu đường.
  • Thừa cân, béo phì.
  • Lối sống không vận động
  • Stress, căng thẳng kéo dài

Các biện pháp cấp cứu khi cơn đau tim xuất hiện

Nếu xuất hiện một cơn đau tim, bác sĩ có thể đưa ra một hoặc một số phương pháp để bảo vệ tính mạng qua cơn đau tim và bảo về trái tim một cách tốt nhất.

Sử dụng thuốc tiêu sợi huyết: Nhiều bệnh nhân đau tim đã trải qua biện pháp làm tan huyết khối, một phương pháp sử dụng thuốc tiêu sợi huyết làm cục máu đông tan để phục hồi lưu lượng máu trong động mạch vành. Phương pháp này được dùng trong vòng một vài (thường là ba) giờ của một cơn đau tim.

Nong mạch vành / Phẫu thuật bắc cầu nối động mạchvành: Nếu phương pháp làm tan huyết khối không được thực hiện ngay lập tức sau một cơn đau tim, nhiều bệnh nhân sẽ cần phải trải qua nong mạch vành hoặc phẫu thuật bắc cầu nối sau đó để cải thiện nguồn cung cấp máu cho cơ tim.

Phương pháp phòng chống cơn đau tim hiệu quả

Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo nên bắt đầu sớm phòng chống bệnh tim trong cuộc sống. Điều này có nghĩa là cần kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ từ khi còn trẻ. Nhiều cơn đau tim đầu tiên đã có thể gây đột quỵ, tử vong hoặc tàn phế vì vậy để phòng ngừa là rất quan trọng.

Việc lập kế hoạch sống lành mạnh cũng có thể đơn giản hơn bạn nghĩ.

  • Thực hiện chế độ ăn uống có lợi cho tim mạch, ít mỡ bão hoà như mỡ động vật, nội tạng động vật, ít thịt đỏ, nhiều rau, củ, quả, cá...
  • Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê...
  • Giảm cân nặng về mức cân đối nếu thừa cân, béo phì.
  • Hạn chế đưa muối vào cơ thể: Mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 1 nhúm muối nhỏ khoảng 3-5g. Tuy nhiên lượng muối có sẵn trong thực phẩm cũng như nêm trong lúc chế biến đã cung cấp đủ số muối cần thiết vì vậy không cần chấm thêm trong lúc ăn.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao: Luyện tập đều đặn, mỗi ngày ít nhất 30 phút các môn thể thao nhẹ nhàng vừa với sức khỏe như đi bộ, đạp xe, bơi lội, bóng bàn…
  • Tránh tối đa các căng thẳng, stress bằng cách phân bố hợp lý thời gian nghỉ ngơi và làm việc.

Biên tập bởi Cardocorz - Cao dong riềng đỏ

02439036266