Đặt câu hỏi

 

Các hỏi thường gặp

cardocorz có thể dùng thay hay giảm bớt thuốc mạch vành không?

Bởi: Nguyễn Văn Trung (Email: **ungdungpmh@gmail.com | Điện thoại: +84164295796*)
Tôi 60 tuổi, tăng huyết áp nhẹ (cao 145/95) đã 10 năm thường phải dùng 01 viên thuốc huyết áp (aprovel hoặc micardis 40mg) hàng ngày. Gần đây hơi đau ngực vào buổi sáng (lâu mới bị một lần), Bác sỹ chẩn đoán suy mạch vành nhẹ, Bác sỹ cho thuốc micadis 40mg 1v/ngày, imdur 60mg 1v/ngày, coryol 12.5mg 1/2 v/ngày, ridlor 75mg 1v cách ngày, crestor 5mg 1v/ngày. Tôi dùng thuốc đã gần 12 tháng. Hiện huyết áp ổn định, cả tháng nay không bị cơn đau nào. Tôi có nên dùng cardocorz không? liều ra sao? có bỏ được thuốc tây nào ghi trên không? cảm ơn

Trường hợp của Bác nên dùng thêm Cardocorz với các thuốc tây đang uống để cải thiện sức khỏe tim mạch vành. Sau 1 tháng uống thuốc, Bác liên hệ với Bs tư vấn qua số 0932319099 để điều chỉnh các thuốc đang uống. Liều dùng cardocorz phù hợp với Bác là ngày uống 2 lần mỗi lần 3 viên trước ăn sáng và tối 30 phút

Benh tim mach

Bởi: Hien (Email: ** | Điện thoại: 0122295533*)
Thuoc cardocorz co tac dung phu gi?nguoi chi bi nhip tim hoi nhanh thi co uong ngua benh đuoc ko a

Sản phẩm dùng an toàn, rất phù hợp cho người có nhịp tim nhanh

cây dong riềng

Bởi: Vũ Hồng Thiết (Email: **ietthuthang@gmail.com | Điện thoại: 098366592*)
người khỏe mạnh bình thường có sử dụng được cây dong riềng không

Có thể dùng để phòng bệnh tim mạch. Nhưng phải tìm đúng loại dong riềng đỏ có tác dụng chữa bệnh tim

Tư Vấn

Bởi: Nguyễn Văn Năm (Email: **uongvinh1988@gmail.com | Điện thoại: 097251587*)
Tôi muốn hỏi Bác sỹ cách chế biến cây dong riềng đỏ tại nhà để chữa bệnh tim mạch. Tôi xin chân thành cảm ơn bác sỹ.

Trước hết cần phải tìm đúng cây Dong riềng đỏ có tác dụng chữa bệnh tim. Nếu bệnh còn nhẹ hoặc mới mắc mà chưa có điều kiện dùng chế phẩm thì Bạn có thể dùng thân, rễ, củ, lá rửa sạch, phơi khô, sao vàng và hãm uống hàng ngày theo nhu cầu.

 

Mắc suy tim có đi làm và đi xe máy được không?

Bởi: Toàn (Email: **anpham@gmail.com | Điện thoại: *)
Tôi dạo gần đây hay bị khó thở, tức ngực. Đi khám bác sĩ bảo tôi bị suy tim. Tôi mới 46 tuổi, vậy bác sĩ cho tôi hỏi tôi có đi làm bình thường được không và tôi có tự chạy xe gắn máy đi làm được không? Cảm ơn bác sĩ!

Chào bác!

Suy tim là tình trạng cơ tim suy yếu, sức co bóp không đáp ứng đủ nhu cầu máu và oxy cho các cơ quan bộ phận khác trong cơ thể.

Trong tình trạng bác không bị khó thở, tức ngực và mệt mỏi nhiều, bác vẫn có thể đi làm bình thường. Tuy nhiên tính chất công việc bác cần làm nhẹ nhàng, tránh gắng sức. Trong quá trình làm nếu thấy xuất hiện tức ngực, khó thở, mệt mỏi bác cần ngồi nghỉ ngơi đến khi hết.

Bác vẫn có thể tự chạy xe gắn máy đi làm khi bác cảm thấy cơ thể đủ sức khỏe, không khó thở, tức ngực mệt mỏi. Nếu bác xuất hiện các dấu hiệu trên bác nên nghỉ ngơi tại nhà hoặc nhờ người nhà chở đi làm chứ không nên tự đi xe gắn máy.

Chúc bác sức khỏe!

Có uống chế phẩm Dong riềng đỏ liên tục được không?

Bởi: Hoàng (Email: **angnguyen@gmail.com | Điện thoại: *)
Tôi mới được chẩn đoán suy tim cách đây vài tháng, đã sử dụng chế phẩm Dong riềng đỏ được khoảng 1 tháng, thấy bớt khó thở tức ngực hơn. Bình thường các thuốc khác tôi được dặn là uống vài tháng rồi nghỉ một thời gian rồi uống tiếp, vậy chế phẩm Dong riềng đỏ có cần nghỉ như vậy không?

Chào bác!

Đối với các thuốc khác có tác dụng phụ gây tích lũy có hại cho gan thận, sau một thời gian uống cần nghỉ để gan thận có thời gian đào thải và phục hồi, tránh hiện tượng tích lũy quá nhiều, gây độc cho cơ thể. Chế phẩm Dong riềng đỏ được chiết xuất từ Cây thuốc quý Dong riềng đỏ, hoàn toàn không có tác dụng phụ kể cả dùng lâu dài, không độc cho cơ thể. Đã có nghiên cứu về “ Xác đinh độc tính cấp và bán trường diễn của dịch chiết từ thân- củ cây Dong riềng đỏ” cho kết luận kể cả khi dùng liều cao và lâu dài Dong riềng đỏ đều không gây độc cho gan thận. Vì vậy bác có thể dùng Chế phẩm Dong riềng đỏ hàng ngày, liên tục. Chế phẩm Dong riềng đỏ ngoài tác dụng chữa suy tim còn có tác dụng ổn định huyết áp, điều hòa nhịp tim, giãn vi mạch vành, giảm đau ngực nhanh, làm sạch lòng mạch vành và an thần. Vì vậy bác nên uống thường xuyên để nâng cao chức năng cơ tim và phòng ngừa nhiều bệnh tim mạch khác.

Chúc bác sức khỏe!

Dấu hiệu suy tim và chia độ suy tim

Bởi: Hoa Vũ (Email: **avu@gmail.com | Điện thoại: *)
Chồng tôi năm nay 61 tuổi, mấy tháng gần đây chồng tôi leo cầu thang lên tầng 2 là rất mệt và khó thở. Chồng tôi đi khám thì bác sĩ bảo bị suy tim độ 2. Bác sĩ cho tôi hỏi dấu hiệu suy tim và chia độ thế nào? Tôi cảm ơn bác sĩ.

Chào bác!                             

Suy tim là tình trạng hoạt động của tim suy yếu, không cung cấp đủ máu cho các cơ quan bộ phận trong cơ thể.

Các dấu hiệu của suy tim dễ nhận biết như:

  • Khó thở khi gắng sức hoặc khi nằm xuống
  • Mệt mỏi và yếu
  • Sưng (phù) ở chân, mắt cá chân và bàn chân
  • Nhịp tim nhanh hoặc nhịp tim không đều.
  • Giảm khả năng tập thể dục.
  • Ho dai dẳng hoặc thở khò khè có đờm máu nhuốm màu trắng hoặc màu hồng.
  • Sưng bụng ( Cổ chướng)

Phân độ suy tim theo Hội Tim Mạch New York: Suy tim được chia làm 4 độ

Độ 1: Bệnh nhân có bệnh tim nhưng không có triệu chứng cơ năng, hoạt động thể lực vẫn bình thường.

Độ 2: Các triệu chứng cơ năng chỉ xuất hiện khi gắng sức nhiều, hạn chế hoạt động thể lực.

Độ 3: Các triệu chứng cơ năng xuất hiện ngay cả khi gắng sức nhẹ, làm hạn chế hoạt động thể lực.

Độ 4: Các triệu chứng cơ năng xuất hiện thường xuyên kể cả khi bệnh nhân nghỉ ngơi.

Hết đau ngực có cần uống chế phẩm Dong riềng đỏ nữa không?

Bởi: Nhật (Email: **atvu@gmail.com | Điện thoại: *)
Tôi bị suy tim đã 3 năm. Thời gian này tôi được mách uống chế phẩm Dong riềng đỏ rất tốt cho bệnh suy tim. Tôi cũng uống được hơn 2 tháng rồi, thấy người cũng nhẹ nhàng hơn, không còn tức ngực khó thở nữa. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi tôi có cần uống tiếp không?

Chào bác!

Chế phẩm Dong riềng đỏ có tác dụng rất hiệu quả cho những bệnh nhân suy tim. Vì suy tim là một bệnh diễn biến tăng dần từ nhẹ đến nặng, và là hậu quả của rất nhiều các bệnh khác như hẹp mạch vành, sau nhồi máu cơ tim, hẹp hở van tim, bệnh cơ tim.... Bác đã uống được hơn 2 tháng, đáp ứng điều trị khá tốt vì bác đã thấy người nhẹ nhàng, không còn tức ngực khó thở, tuy nhiên bác đã bị suy tim 3 năm, là một thời gian khá dài, cần có thời gian phục hồi chức năng tim hoàn chỉnh, vì vậy bác vẫn cần uống tiếp để duy trì ổn định và tăng cường chức năng cơ tim.

Thuốc nam gì chữa bệnh suy tim?

Bởi: Vinh (Email: **nhnguyen@gmail.com | Điện thoại: *)
Tôi năm nay đã ngoài 50, bị suy tim độ 1, hiện tôi vẫn uống thuốc bệnh viện nhưng tôi muốn dùng thêm thuốc nam để điều trị cùng. Bác sĩ cho tôi hỏi, tôi có thể dùng thêm thuốc gì?

Chào bác!

Ngoài thuốc bệnh viện kê cho bác, bác có thể dùng thêm Chế phẩm Dong riềng đỏ, được chiết xuất từ cây thuốc quý Dong riềng đỏ mọc trên vùng núi cao của đồng bào dân tộc Dao, đã được bác sĩ Hoàng Sầm là Viện trường Viện y học bản địa nghiên cứu với đề tài trọng điểm cấp bộ mang mã số B2005-04-46TĐ  cùng với sự giúp đỡ của hơn 10 vị giáo sư tiến sĩ y dược học như Giáo sư Nguyễn Nghĩa Thìn, Giáo sư Trịnh Bình, Giáo sư Nguyễn Trọng Thông...đưa ra kết quả cây Dong riềng đỏ có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị bệnh suy tim, ngoài ra còn có tác dụng ổn định huyết áp, điều hòa nhịp tim, giãn mạch vành, giảm đau ngực nhanh, làm sạch lòng mạch vành và an thần. Bác có thể trực tiếp liên hệ với Bác sĩ Tim mạch qua số điện thoại Tư vấn 0932 319 099 để được tư vấn chi tiết về bệnh và cách sử dụng chế phẩm Dong riềng đỏ bác nhé!

Chúc bác sức khỏe!

Biểu hiện bệnh suy tim là gì?

Bởi: Hoạch (Email: **achmua@gmail.com | Điện thoại: *)
Tôi năm nay 49 tuổi, tôi hay bị đau ở ngực, thỉnh thoảng có khó thở nữa. Tôi từng bị cao huyết áp 2 năm, cũng vẫn uống thuốc huyết áp. Bác sĩ cho tôi hỏi biểu hiện của tôi như vậy có phải tôi bị suy tim không?

Trả lời: Chào bác!

Bệnh cao huyết áp là một trong những nguy cơ dẫn đến suy tim. Vì vậy trước hết bác cần kiểm soát tốt huyết áp, theo dõi các dấu hiệu bất thường và đi khám định kỳ 3 đến 6 tháng 1 lần.

Dấu hiệu của bệnh suy tim dễ nhận thấy:

  • Đau ngực
  • Khó thở khi gắng sức hoặc khi nằm xuống
  • Mệt mỏi và yếu
  • Sưng (phù) ở chân, mắt cá chân và bàn chân
  • Nhịp tim nhanh hoặc nhịp tim không đều.
  • Giảm khả năng tập thể dục.
  • Ho dai dẳng hoặc thở khò khè có đờm máu nhuốm màu trắng hoặc màu hồng.
  • Sưng bụng ( Cổ chướng)

Vì vậy khi bác có dấu hiệu đau tức ngực và khó thở bác nên đi kiểm tra trực tiếp tại cơ sở y tế gần nhà để được chẩn đoán chính xác hoặc gọi điện cho Bác sĩ Tim mạch theo số 0932 319 099 để được tư vấn bác nhé.

Chúc bác sức khỏe!

Tôi năm nay 51 tuổi, bị suy tim 1 năm nay rồi. Bác sĩ cho tôi hỏi ...

Bởi: Hoành (Email: **anh@gmail.com | Điện thoại: *)
Tôi năm nay 51 tuổi, bị suy tim 1 năm nay rồi. Bác sĩ cho tôi hỏi biến chứng của suy tim là gì vậy? Và có cách nào để không bị biến chứng không? Tôi cảm ơn bác sĩ!

Trả lời: Chào bác!

Suy tim nếu không được phát hiện và điều trị thích hợp có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khôn lường. Vì công việc của tim có vai trò quan trọng trong việc sống còn đối với toàn cơ thể, nên khi tim đã suy, đã không cung cấp đủ oxy cho các cơ quan thì các cơ quan khác trong người bị thiếu oxy sẽ suy theo như phổi, thận, gan, não, các cơ... và toàn bộ cơ thể.

  • Nhồi máu cơ tim và đột quỵ: Ở những bệnh nhân suy tim, máu chảy qua tim sẽ chậm hơn người bình thường nên khả năng hình thành cục máu đông là rất cao. Cục máu đông làm tắc mạch vành gây nhồi máu cơ tim, tắc mạch não gây đột quỵ. Đây là hai bệnh hết sức nghiêm trọng và có tỷ lệ tử vong rất cao.
  • Suy thận: Suy tim có thể làm giảm lưu lượng máu đến thận, dẫn đến suy thận. Thận bị tổn thương đòi hỏi phải chạy thận nhân tạo để điều trị làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh.
  • Ảnh hưởng đến van tim: Van tim có vai trò quan trọng trong việc giữ cho dòng máu lưu thông theo một chiều nhất định. Những bệnh nhân suy tim khả năng co bóp tống máu thấp nên máu ứ trong các buồng tim gây ảnh hưởng xấu lên các van tim.

Để hạn chế biến chứng của suy tim có thể xảy ra với bác trước hết bác cần tuân thủ chế độ thuốc của bác sĩ, cùng với đó bác cần có chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý.

  • Lượng muối trung bình mỗi ngày không vượt quá 3 gam. Việc ăn nhiều muối sẽ gây phù và giữ nước.
  • Thức ăn cho người suy tim cần phải nấu nhừ, ít nước. Hạn chế tiêu thụ các loại thức ăn chế biến sẵn, thức ăn giàu chất béo.
  • Người bệnh cần chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, tránh ăn quá no, nên ăn từ 4 - 5 bữa/ngày.
  • Tuyệt đối người bệnh suy tim không uống rượu, thuốc lá và sử dụng các chất kích thích. Trong một số trường hợp, bệnh nhân cần hạn chế nước (uống và ăn) khi bệnh nặng.
  • Luyện tập thể dục hàng ngày đều đặn mỗi ngày khoảng 30p những môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe đạp.
  • Tránh các căng thẳng trong cuộc sống, vì nó sẽ làm tình trạng suy tim trầm trọng hơn.

Chúc bác sức khỏe!

Xơ vữa và hẹp 60% mạch vành có sợ bị suy tim

Bởi: lan Hương (Email: **onglan@yahoo.com | Điện thoại: *)
Tôi bị hẹp mạch vành do xơ vữa 60%, vẫn đang điều trị thuốc theo bệnh viện, tôi uống thuốc rất đều, nhưng tôi nghe nói xơ vữa mạch vành rất dễ dẫn đến suy tim. Tôi rất lo lắng. Bác sĩ cho tôi hỏi tôi uống thuốc như vậy có giúp tôi không bị suy tim không?

Trả lời: Chào bác!

Các thuốc tây y bác đang sử dụng là cần thiết vì nó sẽ giúp bác giải quyết các triệu chứng nhanh và hạn chế các biến cố tim mạch cấp tính xảy ra như nhồi máu cơ tim... Tuy nhiên gốc rễ của vấn đề là những mảng xơ vữa trong lòng mạch vành vẫn không được giải quyết, các mảng xơ vữa vẫn tích lũy dần và gây hẹp thêm lòng động mạch vành, không cấp đủ máu nuôi dưỡng cơ tim, kiến chức năng cơ tim yếu dần dễ dẫn đến suy tim. Vì vậy để giải quyết vấn đề này bác cần sử dụng thêm chế phẩm Dong riềng đỏ để giúp làm sạch các mảng xơ vữa trong lòng mạch vành, tăng tưới máu cơ tim, tăng cường chức năng cơ tim hạn chế nguy cơ dẫn đến suy tim, được chiết xuất từ cây thuốc quý Dong riềng đỏ đã được bác sĩ Hoàng Sầm là Viện trưởng Viện y học bản địa có đề tài nghiên cứu cấp Bộ mang mã số: B2005-04-46TĐ thu được kết quả có 7 tác dụng được tích hợp trong cây Dong riềng đỏ như suy tim, giãn vi mạch vành, giảm đau ngực nhanh, làm sạch lòng mạch vành và an thần. Bác có thể liên hệ với tôi qua số điện thoại tư vấn Bác sĩ Tim mạch 0932 319 099 để được tư vấn chi tiết.

Chúc bác sức khỏe!

Bị suy tim khoảng 2 năm nay, nên ăn uống như thế nào?

Bởi: Hải (Email: **inguyen@gmail.com | Điện thoại: *)
Tôi năm nay 54 tuổi, bị suy tim khoảng 2 năm nay. Tôi muốn hỏi bác sĩ tôi có cần chế độ ăn cho bệnh của tôi như thế nào? Xin bác sĩ tư vấn giúp

Trả lời: Chào bác!

Tim được ví như một “cái bơm”, có hai chức năng hút và đẩy. Khi tim không hút được đủ máu về tim và/ hoặc không đẩy được đủ máu để đảm bảo hoạt động bình thường của cơ thể được gọi là suy tim

Điều trị bệnh suy tim cần phối hợp nhiều phương pháp, trong đó chế độ ăn uống cho người bệnh suy tim đóng vai trò quan trọng. Người bệnh suy tim cần lưu ý:

  • Trong chế biến thức ăn cho người bệnh suy tim cần tránh sử dụng mắm muối, bột canh hay mì chính. Việc ăn nhiều muối sẽ gây phù và giữ nước.
  • Lượng muối trung bình mỗi ngày không vượt quá 3 gam
  • Thức ăn cho người suy tim cần phải nấu nhừ, ít nước
  • Người bệnh cần chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, tránh ăn quá no, nên ăn từ 4 - 5 bữa/ngày.
  • Hạn chế tiêu thụ các loại thức ăn chế biến sẵn, thức ăn giàu chất béo.
  • Tuyệt đối người bệnh suy tim không uống rượu, trong một số trường hợp, bệnh nhân cần hạn chế nước (uống và ăn) khi bệnh nặng.
  • Thực phẩm tốt cho người bệnh suy tim như gạo trắng, khoai tây, rau xanh, cá, trứng, sữa đậu nành.

Ngoài chế độ dinh dưỡng, người bệnh suy tim cũng cần lưu ý hoạt động thể lực ở mức độ phù hợp, tránh gây quá tải cho tim. Đồng thời cũng cần theo dõi và duy trì cân nặng ở mức độ trung bình, tăng cân là dấu hiệu sớm cho biết tình trạng ứ nước trong cơ thể, suy tim nặng lên, cần phải đi khám ngay. Đối với bệnh suy tim, điều trị càng sớm càng dễ dàng và hiệu quả.

Chúc bác sức khỏe!

Hẹp mạch vành và suy tim có nên dùng thêm chế phẩm Dong riềng đỏ

Bởi: Phương (Email: **uong@gmail.com | Điện thoại: *)
Tôi đi khám tại bệnh viện Bạch mai và được chẩn đoán hẹp mạch vành 50% và suy tim độ 2, tôi đang dùng nhiều thuốc tây theo chỉ định của bác sĩ. Tôi dùng thêm chế phẩm Dong riềng đỏ được không?

Trả lời: Chào bác!

Tim được ví như một “cái bơm”, có hai chức năng hút và đẩy. Khi tim không hút được đủ máu về tim và/ hoặc không đẩy được đủ máu để đảm bảo hoạt động bình thường của cơ thể được gọi là suy tim. Động mạch vành là động mạch cấp máu nuôi dưỡng cho tim, khi mạch vành bị hẹp thì lượng máu cung cấp cho tim ít đi mà dẫn đến hiện tượng thiếu máu cơ tim.

Bác vừa bị suy tim độ 2 lại hẹp mạch vành 50% nên gánh nặng lên tim của bác là rất lớn. Vì vậy trước hết bác vẫn cần tuân thủ chế độ thuốc của bệnh viện đã cho để giảm nguy cơ biến cố tim mạch cho bác. Tuy nhiên nó không làm giảm quá trình xơ vữa mạch vành. Vì vậy bác nên kết hợp sử dụng chế phẩm Dong riềng đỏ được chiết xuất từ cây thuốc quý Dong riềng đỏ hàng ngày để làm sạch các mảng xơ vữa trong lòng mạch vành, cải thiện tình trạng tưới máu cơ tim và tăng cường chức năng cơ tim.  Bác có thể dùng 9 viên một ngày, chia 3 lần, mỗi lần 3 viên lúc 9h, 15h và 21h. Có thể uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ. Có vấn đề gì bác có thể trực tiếp liên hệ với tôi qua số tư vấn Bác sĩ Tim mạch 0932 319 099.

Chúc bác sức khỏe!

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe tốt cho xơ vữa mạch vành?

Bởi: Ngoan (Email: **oan@gmail.com | Điện thoại: *)
Mẹ tôi năm nay 61 tuổi, gần đây bà có biểu hiện đau ngực trái và giữa ngực, đi khám được chẩn đoán thiếu máu cơ tim và cao huyết áp. Hiện nay mẹ tôi đang điều trị thuốc tây theo đơn của bác sĩ. Tôi muốn sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho mẹ tôi để nâng cao hiệu quả điều trị. Bác sĩ cho tôi hỏi, tôi nên sử dụng sản phẩm nào?

Chào bạn!

Tình trạng thiếu máu cơ tim xảy ra khi lượng máu và oxy cung cấp cho cơ tim không đáp ứng đủ nhu cầu oxy và máu của cơ tim, chủ yếu là do mảng xơ vữa gây hẹp mạch vành. Mẹ bạn được chẩn đoán tăng huyết áp, vì vậy cần uống thuốc theo đúng phác đồ của bác sĩ đã đưa ra và cần có chế độ ăn và chế độ luyện tập hợp lý:

Chế độ dinh dưỡng và luyện tập:

  • Thực hiện chế độ ăn uống có lợi cho tim, ít mỡ bão hoà và cholesterol, nhiều rau, quả, cá...
  •  Giảm cân nặng nếu bác thừa cân.
  • Hạn chế muối đưa vào cơ thể:Bác chỉ nên ăn một nhúm muối nhỏ khoảng 6g trong một ngày.
  • Bắt đầu một chương trình tập luyện thể dục: Luyện tập đều đặn, mỗi ngày ít nhất 30 phút các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, bơi lội, bóng bàn…
  • Học cách làm giảm căng thẳng, tránh phản ứng với các tình huống có thể gây stress bởi nó chỉ làm vấn đề trở nên trầm trọng hơn mà thôi.

Đồng thời bạn nên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược, hoàn toàn không có tác dụng phụ có tác dụng làm sạch lòng mạch vành do mảng xơ vữa, phòng và hỗ trợ giảm các cơn đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim như Cardocorz được chiết xuất từ cây thuốc quý dong riềng đỏ của người dân tộc Dao, đã được bác sĩ Hoàng Sầm là Viện trưởng Viện y học bản địa nghiên cứu, có đề tài nghiên cứu cấp bộ “ Nghiên cứu dịch chiết cây dong riềng đỏ ứng dụng điều trị cơ tim thiếu máu cục bộ” đạt kết quả suất xắc.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

 

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Bởi: Thanh (Email: **anhnguyen@gmail.com | Điện thoại: *)
Tôi năm nay 48 tuổi và thỉnh thoảng đau vùng ngực, tôi hút thuốc lá hằng ngày, mỗi ngày gần một bao. Tôi thấy bảo hút thuốc lá có nguy cơ xơ vữa mạch vành nên đi khám. Tôi được điện tâm đồ và các bác sĩ nói tim tôi chưa có gì bất thường. Nhưng tôi vẫn thường xuyên đau vùng ngực, hiện tôi rất lo lắng. Xin bác sĩ cho tôi hỏi, bệnh của tôi là gì? Có nguy hiểm không? Tôi cảm ơn bác sĩ.

Chào bác!

Hút thuốc làm tăng nguy cơ tim mạch.

Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên gấp 2-3 lần. Những bệnh mà người hút thuốc có nguy cơ mắc cao là xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, đột quỵ, rối loạn nhịp tim, đột tử, nhồi máu cơ tim, phình động mạch chủ. Những người hút thuốc có tăng nồng độ các sản phẩm oxy hoá bao gồm cả  mỡ xấu (cholesterol LDL oxy hoá), và làm giảm nồng độ mỡ tốt (cholesterol  HDL), một yếu tố bảo vệ tim. Những yếu tố này cùng với các ảnh hưởng trực tiếp của CO2 và nicotine gây tổn thương nội mạch. Có thể thông qua những cơ chế này mà ở những người hút thuốc có tăng phản ứng của mạch máu. Sự giảm cung lượng của dòng máu mang oxi làm nguy cơ thiếu máu cơ tim tăng lên và tăng cả nguy cơ bị co thắt mạch vành. Hút thuốc cũng liên quan đến tăng nồng độ fibrinogen và tăng kết dính tiểu cầu hình thành cục máu đông.

Vì vậy bác có nguy cơ bị xơ vữa mạch vành rất cao.

Đau thắt ngực là cơn đau thắt từng cơn ở vùng tim do thiếu máu cơ tim; là hậu quả của một tình trạng mất cân bằng tạm thời giữa sự cung cấp và nhu cầu ôxy. Thường do xơ vữa mạch vành gây ra.

Cơn đau khởi phát chủ yếu do gắng sức, khi thời tiết lạnh hoặc sau ăn no.
Vị trí đau ở giữa phía sau xương ức; đau kiểu co thắt đè nặng hay cảm giác bị ép, có khi đau rát, đôi khi gây nghẹt thở. Đau thường lan lên cổ, xương hàm, vai; hoặc lan ra cánh tay, bờ trong của cẳng tay đến tận ngón 4, 5 ở một hoặc cả 2 bên; thời gian của cơn đau thường ngắn 2-5 phút, mất dần sau khi ngưng gắng sức hoặc dùng thuốc giãn mạch vành

 Các triệu chứng đi kèm với cơn đau:
- Khó thở nhanh, nông.
- Đánh trống ngực, hồi hộp.
- Buồn nôn, chóng mặt, vã mồ hôi.
- Có trường hợp xuất hiện đái nhiều.

Triệu chứng đau ngực có trong rất nhiều bệnh. Cũng không loại trừ đó là cơn đau thắt ngực không biểu hiện trên điện tâm đồ. Vì vậy bác nên đến các cơ sở chuyên khoa tim mạch khám lại để có một kết quả chính xác. Đồng thời bác cần bỏ thuốc lá để hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Chúc bác mau khỏe!

Stent mạch vành sử dụng trong thời gian bao lâu?

Bởi: Trinh Lê (Email: **inhle@gmail.com | Điện thoại: *)
Tôi năm nay 54 tuổi, cách đây 2 năm có bị bệnh nhồi máu cơ tim cấp tính, bệnh viện có cấp cứu và đặt một Stent. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi đặt Stent mạch vành thì sử dụng trong thời thời gian bao lâu ?

Chào bác!

Stent sẽ được đặt vĩnh viễn trong lòng động mạch vành. Bác cần khám định kỳ 3 đến 6 tháng một lần để kiểm tra tình trạng tái chít hẹp tại vị trí đặt stent hoặc kiểm tra xem có đoạn hẹp mới không. Nếu bác có dấu hiệu bất thường như đau ngực, khó thở, bác cần đến viện hoặc báo ngay cho bác sĩ điều trị.

Sau đặt Stent mạch vành, bác buộc phải dùng thuốc chống ngưng tập tiểu cầu liên tục để phòng huyết khối trong Stent, đặc biệt không được tự động dừng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Đồng thời bác có thể sử dụng chế phẩm Cardocorz được chiết xuất từ cây thuốc quý rong diềng đỏ, đã được nghiên cứu có tác dụng phòng và dọn dẹp các mảng xơ vữa mạch vành, ngăn ngừa các biến cố tim mạch.

Chúc bác và gia đình luôn khỏe mạnh!

 

Rủi ro khi phẫu thuật cầu nối chủ vành

Bởi: Hương Hà (Email: **huong@gmail.com | Điện thoại: *)
Bố tôi năm nay 82 tuổi, bị hẹp tắc đông mạch vành do xơ vữa, có chỉ định mổ bắc cầu động mạch vành. Bố tôi tuổi đã cao, quá trình phẫu thuật như vậy có ảnh hưởng gì nghiêm trọng đến bố tôi không? Xin bác sĩ cho biết.

Chào bác!

Phẫu thuật bắc cầu mạch vành sử dụng một mạch máu khỏe mạnh, thường lấy từ động mạch quay, động mạch vú hay các tĩnh mạch hiển và kết nối các động mạch khác trong tim, do đó máu được đi qua xung quanh khu vực bị chặn, cung cấp đủ máu và oxy cho cơ tim. Sau khi phẫu thuật bắc cầu mạch vành bình thường, lưu lượng máu được phục hồi.

 Đương nhiên khi phẫu thuật cho các bệnh nhân lớn tuổi sẽ có nguy cơ cao hơn. Tuy nhiên, nếu thương tổn động mạch vành cũng như tình trạng chức năng tim của ông thích hợp cho mổ bắc cầu nối (thương tổn động mạch vành phức tạp, chức năng tim suy giảm… ) thì cũng nên tiến hành phẫu thuật.

Rủi ro

Bởi vì phẫu thuật bắc cầu mạch vành là một phẫu thuật tim mở, có thể có các biến chứng trong hoặc sau khi làm thủ thuật. Các biến chứng thường gặp nhất của phẫu thuật bắc cầu mạch vành là:

  • Chảy máu.
  • Nhịp tim không đều (loạn nhịp tim).
  • Nhồi máu cơ tim, nếu một cục máu đông phá vỡ lỏng ngay sau khi phẫu thuật.
  • Suy thận.
  • Nhiễm trùng vết thương ngực.
  • Bộ nhớ bị mất hoặc khó khăn với suy nghĩ rõ ràng, thường biến mất trong vòng từ sáu đến 12 tháng.
  • Đột quỵ.

Đồng thời bác có thể sử dụng chế phẩm Cardocorz được chiết xuất từ cây thuốc quý rong diềng đỏ, đã được nghiên cứu có tác dụng phòng và dọn dẹp các mảng xơ vữa mạch vành, ngăn ngừa các biến cố tim mạch.

Chúc bác và gia đình luôn khỏe mạnh!

Hẹp 50% mạch vành có cần đặt stent

Bởi: Hoàn Nguyễn (Email: **angnguyen@yahoo.com | Điện thoại: *)
Tôi đã đặt stent một lần. Còn một đoạn hẹp 50%. Hiện tại tôi đang dùng thuốc Plavix thường xuyên, thuốc mỡ máu, thuốc hạ áp, ... tập thể dục thường xuyên, không thấy xuất hiện cơn đau thắt ngực. Tôi có cần đặt stent nữa không? Xin được bác sĩ tư vấn.

Chào bác!

Mạch vành hẹp 50% chưa có chỉ định đặt stent. Thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định đặt stent với các trường hợp hẹp mạch vành trên 70%.

Hiện tại bác cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị thuốc sau đặt stent, bác nên đi khám định kỳ 3 tháng 1 lần và báo ngay cho bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường. Kèm theo đó bác cần có một chế độ luyện tập và ăn uống hợp lý để hạn chế tái chít hẹp nơi đã đặt stent và hẹp đoạn mạch khác.

Chế độ dinh dưỡng và luyện tập:

  • Thực hiện chế độ ăn uống có lợi cho tim, ít mỡ bão hoà và cholesterol, nhiều rau, quả, cá...
  •  Giảm cân nặng nếu bác thừa cân.
  • Hạn chế muối đưa vào cơ thể:Bác chỉ nên ăn một nhúm muối nhỏ khoảng 6g trong một ngày.
  • Bắt đầu một chương trình tập luyện thể dục: Luyện tập đều đặn, mỗi ngày ít nhất 30 phút các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, bơi lội, bóng bàn…
  • Học cách làm giảm căng thẳng, tránh phản ứng với các tình huống có thể gây stress bởi nó chỉ làm vấn đề trở nên trầm trọng hơn mà thôi.

 

Đồng thời bác có thể sử dụng chế phẩm Cardocorz được chiết xuất từ cây thuốc quý rong diềng đỏ, đã được nghiên cứu có tác dụng phòng và dọn dẹp các mảng xơ vữa mạch vành, ngăn ngừa các biến cố tim mạch.

Chúc bác luôn khỏe mạnh!

 

Phải làm gì sau đặt stent mạch vành?

Bởi: Linh Hương (Email: **nhhuong@gmail.com | Điện thoại: *)
Tôi năm nay 51 tuổi tôi bị cao huyết áp nhưng không điều trị gì. Cách đây 3 tháng tôi bị nhồi máu cơ tim và được các bác sĩ ở bệnh viện cấp cứu đặt stent mạch vành. Các bác sĩ cho biết các mạch vành của tôi đều bị xơ vữa nhưng chỉ đặt stent vào một động mạch quan trọng. Tôi rất lo lắng, bác sĩ cho tôi hỏi tôi phải làm gì sau khi đã đặt stent mạch vành?

Chào bác!

Khi bị nhồi máu cơ tim thì can thiệp động mạch vành và đặt stent là phương pháp hiệu quả nhất, vì rất nhanh chóng và thuận lợi trong cấp cứu để tái tưới máu cơ tim, cứu sống tính mạng bệnh nhân.

Cao huyết áp cũng là một yếu tố nguy cơ dẫn đến xơ vữa mạch vành và nhiều bệnh khác, vì vậy việc ổn định huyết áp là tuyệt đối cần thiết.

Sau khi đặt stent mạch vành, người bệnh phải dùng thuốc chống ngưng kết tiểu cầu, kết hợp với các thuốc hạ áp, hạ cholesterol máu... Bác phải uống đầy đủ, đúng giờ các loại thuốc được các bác sĩ kê. Cần khám định kỳ 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm sau đặt stent. Đến thời điểm 1 năm, cần làm nghiệm pháp gắng sức để kiểm tra khả năng tưới máu của tim.
Bác cần thay đổi chế độ dinh dưỡng và lối sống cho lành mạnh; bỏ hút thuốc, giảm cân nếu có thừa cân hoặc béo phì. Giảm ăn dầu, mỡ động vật, muối cũng sẽ giúp giảm nguy cơ xuất hiện thêm tắc nghẽn mạch vành. 
Về vận động, bác không nên tham gia các hoạt động thể lực mạnh nhưng nên đi bộ 30 – 60 phút mỗi ngày, tùy theo sức. Nếu thấy đau ngực hoặc khó thở quá mức, hãy ngừng vận động ngay và nhanh chóng liên lạc với bác sĩ.

Đồng thời bác có thể sử dụng chế phẩm Cardocorz được chiết xuất từ cây thuốc quý rong diềng đỏ của người Dao được bác sĩ Hoàng Sầm là Viện trưởng Viện y học bản địa nghiên cứu, có đề tài nghiên cứu cấp bộ “ Nghiên cứu dịch chiết cây dong riềng đỏ ứng dụng điều trị cơ tim thiếu máu cục bộ” đạt kết quả suất xắc cho thấy cây dong riềng đỏ có 7 tác dụng: Chữa suy tim, hạ huyết áp, điều hòa nhịp tim, giãn vi mạch vành, giảm đau ngực nhanh, làm sạch lòng mạch vành và an thần.

Chúc bác mau khỏe!

 

 

02439036266