Đặt câu hỏi

 

Các hỏi thường gặp

Cho tôi hỏi những nguyên nhân nào gây ra bệnh tim mạch?

Bởi: Hằng (Email: **ngngo@gmail.com | Điện thoại: *)
Cho tôi hỏi những nguyên nhân nào gây ra bệnh tim mạch?

Chào bạn,

Những nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch có thể kể đến như sau:
– Hút thuốc: hút thuốc là hoặc hút thuốc lào đều là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý động mạch vành, tăng huyết áp, bệnh động mạch ngoại biên…
– Ít hoạt động thể lực: lười hoạt động thể lức làm tăng khả năng xuất hiện bệnh tăng huyết áp, bệnh động mạch vành…
– Thừa cân: thừa cân là yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh động mạch vành. Bạn cần duy trì cân năng ở mức hợp lý.
– Căng thẳng (stress): các căng thẳng trong cuộc sống, các stress tâm lý đều được chứng minh làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
– Tăng cholesterol máu: tăng cholesterol máu làm thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch, nó là yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh tăng huyết áp, bệnh lý động mạch cảnh, động mạch chủ, động mạch vành, động mạch chi dưới.
– Tăng huyết áp: tăng huyết áp là kẻ giết người thầm lặng, nó là yếu tố nguy cơ làm xuất hiện và tiến triển bệnh lý động mạch vành, bệnh động mạch chủ, bệnh động mạch ngoại biên… Bạn cần điều trị tăng huyết áp theo phác đồ của bác sỹ tim mạch để làm giảm nguy cơ tiến triển bệnh lý tim mạch.
– Đái tháo đường: bệnh lý này là yếu tố nguy cơ rất mạnh mắc các bệnh lý tim mạch như bệnh lý động mạch vành, bệnh động mạch cảnh, bệnh động mạch chủ và bệnh động mạch ngoại biên… Nếu bạn bị đái tháo đường, bạn cần tuân thủ điều trị bệnh này nghiêm ngặt để tránh biến chứng tim mạch.
– Yếu tố gia đình: một số bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, bệnh lý cơ tim giãn, bệnh cơ tim phì đại, hội chứng Brugada có tính chất gia đình.
– Tuổi: nam giới trên 55 tuổi hoặc nữ giới trên 65 tuổi có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp.
– Giới tính nam

Bị hồi hộp đánh trống ngực, đó có phải là bị bệnh tim mạch không?

Bởi: Trường (Email: **uongvt@gmail.com | Điện thoại: *)
Bị hồi hộp đánh trống ngực, đó có phải là bị bệnh tim mạch không?

Hồi hộp đánh trống ngực là một triệu chứng không đặc hiệu xuất hiện khi có bất thường về nhịp đập của quả tim. Các bất thường về nhịp đập của quả tim như ngoại tâm thu, bỏ nhịp, nhịp tim nhanh hoặc nhịp tim không đều. Để chẩn đoán chính xác liệu có bất thường về nhịp tim hay không, người bệnh cần được làm điện tim đồ hoặc điện tim đồ ghi trong thời gian 24 giờ. Một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng hồi hộp đánh trống ngực như: căng thẳng tâm lý, cường tuyến giáp, tác dụng phụ của một số loại thuốc, bệnh lý động mạch vành, bệnh lý cơ tim hoặc bệnh lý van tim. Đôi khi thầy thuốc không tìm được nguyên nhân gây ra hồi hộp đánh trống ngực, lúc đó cần hỏi xem người bệnh có dùng chất cafein như coffee, chè, cacao, chocolate, soda… hay không, mặt khác cần hỏi về tiền sử sử dụng thuốc như thuốc nhỏ mũi…

Bị xơ vữa động mạch có gây nhồi máu cơ tim?

Bởi: Mai Ánh (Email: ** | Điện thoại: 0989374836*)
Hiện nay tôi nghe nói trên nhiều báo đài nói về bệnh huyết khối do xơ vữa động mạch, thưa bác sĩ có phải bệnh này gây ra nhồi máu cơ tim và đột quị không? Làm thế nào để phòng ngừa và điều trị bệnh này như thế nào?

Bệnh huyết khối do xơ vữa động mạch có nguồn gốc là cục máu đông xuất hiện tại chỗ vỡ của mảng xơ vữa động mạch. Cục máu đông có thể gây tắc động mạch và gây hoại tử vùng mô hoặc cơ quan được tưới máu bởi động mạch này. Nếu cục máu đông xuất hiện và gây tắc động mạch vành (động mạch nuôi quả tim)thì sẽ gây ra nhồi máu cơ tim cấp. Nếu cục máu đông xuất hiện và gây tắc động mạch ở não thì sẽ gây ra đột quị. 

Để phòng ngừa bệnh phải phòng ngừa và điều trị tốt xơ vữa động mạch. Cụ thể là: có lối sống lành mạnh (vận động thể lực thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày, ăn ít chất béo, nhiều rau quả, không hút thuốc lá), kiểm soát tốt huyết áp nếu có tăng huyết áp, kiểm soát tốt đường huyết nếu có đái đường và kiểm soát tốt cholesterol nếu có tăng cholesterol. 

Tôi từng bị nhồi máu cơ tim, ghiền cà phê nặng, vậy có thể u...

Bởi: Hoàng (Email: **angminhanh@gmail.com | Điện thoại: *)
Tôi từng bị nhồi máu cơ tim, ghiền cà phê nặng, vậy có thể uống tiếp cafe được không?

Khi đã từng bị nhồi máu cơ tim dù nặng hay nhẹ, sau khi đã phục hồi thì Bác không nên sử dụng chất kích thích như cafe nữa, ban đầu nếu khó bỏ ngay thì bác hãy điều chỉnh giảm dần và sau bỏ hẳn càng tốt, nên uống ở nồng độ nhạt, pha loãng chứ không nên pha đặc khi uống.

Chúc Bác luôn khỏe

Tim đập nhanh, hơi khó thở khi uống cafe có phải bị bệnh tim không?

Bởi: Ánh Ngọc (Email: **ocanh@gmail.com | Điện thoại: *)
Chào các bác sĩ, cho em hỏi cứ mỗi khi em uống cafe là tim em đập nhanh, hơi khó thở hơn khi không uống cafe, đặc biệt là khi uống cafe vào buổi sáng, buổi tối vẫn uống mà không có tình trạng như vậy. Xin bác sĩ cho biết như vậy có bệnh gì về tim không?

Tim đập nhanh khi uống cà phê không phải là một dấu hiệu của bệnh tim. Đó có thể là do sự nhạy cảm quá mức với chất kích thích có trong cà phê (nói một cách dễ hiểu là do cơ địa mỗi người). Nếu bị cảm giác hồi hộp khi uống cà phê thì hoặc pha cà phê loãng hơn hoặc dùng loại cà phê đã khử caffeine.

Uống thuốc tim mạch có được ăn bưởi

Bởi: Nhân (Email: **antran@gmail.com | Điện thoại: *)
Tôi có nghe nói là thuốc tim mạch kỵ với bưởi vì có những hoạt chất hóa giải lẫn nhau, trong khi ăn bưởi lại có lợi cho việc chữa bệnh tim mạch. Xin bác sĩ cho biết có đúng như vậy không? Nếu đúng thì tại sao? Chân thành cảm ơn bác sĩ!

Không có chứng cứ nào cho thấy ăn bưởi có lợi cho việc chữa bệnh tim mạch. Nói chung, ăn các loại trái cây tươi giàu vitamin (chứ không phải chỉ là bưởi) đều có lợi cho sức khỏe. Mặt khác, có nhiều nghiên cứu cho thấy nước bưởi uống chung với một số thuốc tim mạch thì có thể làm giảm hoạt tính của thuốc. Tuy nhiên cũng nên nhớ là trong các nghiên cứu này người ta dùng nước từ trái bưởi Tây chứ không phải trái bưởi của Việt Nam. Dù sao, nếu thận trọng thì nên ăn bưởi và các loại quả họ bưởi như cam, chanh...cách xa các cữ uống thuốc vài giờ đồng hồ.

Khó thở khi tập luyện, hoạt động mạnh

Bởi: Mạnh (Email: **nhdt@gmail.com | Điện thoại: *)
Chào bác sĩ cháu bình thường nghỉ ngơi thì nhịp tim cháu cảm thấy chậm hơn đi khám với điện tim bác sĩ kêu bị nhịp tim chậm cháu về ăn uống bổ sung nhưng vẫn cảm giác khó thở chỉ khi nào cháu đi tập thể dục đi bơi mà gắng sức cháu cảm giác bình thường tim thấy đập nhanh hơn rất dễ chịu nhưng cứ khi nghỉ ngơi là tim lại đau và khó thở như vậy. Cháu không biết nên làm sao mong bác sĩ tư vấn giúp cháu năm nay cháu 20t

Chào cháu!
Không biết cháu có bị bệnh tật gì kèm theo hay không (ví dụ bệnh tim mạch, hen phế quản…) và cháu chạy tập thể dục đã lâu chưa, triệu chứng khó thở này có giảm trong các lần chạy hay không? Cháu nên biết là có nhiều nguyên nhân gây khó thở, nóng vùng ngực sau khi chạy (vận động). 
Đầu tiên, có thể là do bệnh lý của cơ thể, đặc biệt là bệnh tim mạch, hô hấp (hen phế quản). Sự vận động của một người bình thường sẽ là quá tải đối với những người bị mắc các bệnh này. 
Tuy nhiên, ngay cả những trẻ không hề có bệnh tật gì cũng có nguy cơ gặp các dấu hiệu như trên. Chẳng hạn, nếu hôm đó không ăn sáng, thức quá khuya học bài… khi đi học sẽ rất mỏi mệt. 
Ngoài ra, nhiều trẻ thường ngày rất ít vận động, khi vào giờ tập thể dục lại phải vận động mạnh nên không quen. Tập một lúc, thấy mệt đứt hơi, khó thở. Lý do là khi chạy, các cơ quan phải hoạt động mạnh (tim đập nhanh hơn, hơi thở gấp hơn…) mà cơ thể chưa kịp thích nghi nên sẽ có những triệu chứng như con kể.
Theo tôi, cháu nên bảo bố mẹ cho đi khám sức khỏe tổng quát, nếu có bệnh lý thì báo cáo nhà trường, thầy cô giáo thể dục để có cách học riêng, hợp lý hơn (có thể được miễn một số môn thể dục nếu nguy hiểm đến tính mạng).
Trong khi chạy tập thể dục, nếu thấy khó thở, chóng mặt, hoa mắt, bủn rủn... thì cháu nên giảm dần vận động để dừng lại, báo cho thầy cô biết. Không nên dừng lại hoặc ngồi thụp xuống một cách đột ngột vì rất dễ bị đột quỵ. 
Ngoài những giờ thể dục, cháu cần có thói quen vận động thân thể thường xuyên nhé. 
Chúc cháu có sức khỏe tốt!

Suy tim độ 3 ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống sau này

Bởi: Hoàn (Email: **anhoan@yahoo.com | Điện thoại: *)
Chào bác sĩ! Người yêu cháu năm nay 26 tuổi. Bị bệnh tim bẩm sinh nhưng mới phát hiện 2 năm nay. Được các bác sĩ chẩn đoán là suy tim độ 3, rung nhĩ, hở van hai lá. .... Cách đây một tuần bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật thay van hai lá và sửa van ba lá cho anh ấy. Hiện tại ngày nào anh cũng uống thuốc chống đông. Cháu muốn biết thay van này được bao lâu. Và suy tim ảnh hưởng đến cuộc sống sau này như thế nào? Mấy năm thì phải mổ lại? Cháu cám ơn bác sĩ ạ.

Chào bạn!
Bệnh suy tim được chia làm 4 độ theo mức độ nặng dần, người yêu của bạn đã suy tim giai đoạn 3 là giai đoạn nặng và không có khả năng hồi phục. Ngoài ra rung nhĩ là một tình trạng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân. Lý do vì rung nhĩ làm tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông trong buồng tim, khi các cục đông này theo dòng tuần hoàn đến các cơ quan có thể gây tắc mạch. Khi tắc mạch não gây nhồi máu não, tắc mạch chi có thể gây hoại tử chi… Việc thay van hai lá và sửa van ba lá có tác dụng hạn chế mức độ tiến triển của bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh chứ không thể chữa khỏi bệnh. 
Vấn đề bạn hỏi thay van tim được bao lâu và sau bao lâu phải mổ lại, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào lâm sàng và mức độ tuân thủ điều trị của người bệnh. Suy tim ảnh hưởng đến mọi hoạt động trong cuộc sống của người bệnh. Từ chế độ ăn uống đến chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, thậm trí là quan hệ tình dục…Ví dụ như người suy tim không nên ăn mặn, uống nước hạn chế để làm giảm khối lượng tuần hoàn và giảm gánh nặng cho tim, phải loại bỏ hoàn toàn các hoạt động gắng sức tránh các cơn khó thở đột ngột có thể giết chết người bệnh,…Người suy tim, đặc biệt ở giai đoạn nặng phải tuyệt đối tuân thủ chế dộ điều trị dùng thuốc và không dùng thuốc để hạn chế đối đa sự tiến triển của bệnh và tránh các nguy cơ nguy hiểm đến tính mạng.
Hy vọng câu trả lời giúp ích cho bạn! Chúc bạn vui sống!

Khó thở, tim đập nhanh liên tục có phải bị suy tim?

Bởi: Minh Anh (Email: **angminhanh@gmail.com | Điện thoại: *)
Xin chào Bác sĩ! Em tên Minh Anh, năm nay 35 tuổi. Thời gian gần đây em bị cảm ho sổ mũi 2 tuần, em uống thuốc không hết, và bị sốc thuốc làm em khó thở, lồng ngực tê không thở được phải cấp cứu vô nước biển mới đỡ. Nhưng từ bữa đó tới giờ, tim em thường hay khó thở, tim đập nhanh liên tục và thở rất mệt. Cử động nhanh, nói lớn tiếng tim cũng đập nhanh và khó thở. Em rất lo sợ, không biết mình bị gì, suy tim chăng? Nếu bị vậy có cách nào chữa trị không? Xin Bác sĩ chỉ giúp. Xin cảm ơn

Chào bạn!
Suy tim là bệnh có suy giảm chức năng co bóp tống máu của cơ tim, bệnh có thể gây ra một số triệu chứng sau:
- Thở gấp, đặc biệt là khi nằm
- Cảm giác hồi hộp, tim đập nhanh
- Cảm giác mệt mỏi, kiệt sức
- Ho hay thở khò khè, đặc biệt khi luyện tập hay nằm
- Sưng bàn chân, mắt cá chân và cẳng chân: hay gặp vào cuối ngày
- Tăng cân do tích tụ dịch: thường ở giai đoạn sau của suy tim
- Nhầm lẫn hay không thể suy nghĩ sáng suốt…
Để chẩn đoán chính xác suy tim bạn cần khám chuyên khoa tim mạch và làm các xét nghiệm quan trọng như: chụp xquang tim phổi, siêu âm tim. Bệnh phát hiện càng sớm thì khả năng hồi phục càng cao, thời gian tiến triển của bệnh càng chậm.
Chúc bạn luôn khỏe!

Đau thắt ngực, mắt hoa có phải triệu chứng của suy tim?

Bởi: Hoa Mai (Email: **uyenhoamai@yahoo.com | Điện thoại: 098463874*)
Bác sĩ ơi, cho con hỏi về triệu chứng suy tim. Con có mắc bệnh nở van tim bẩm sinh nhưng đã phẫu thuật được 15 năm trước rồi. Năm ngoái con thường xuyên bị đau thắt vùng cơ tim và hơi khó thở. Sau khi đi tái khám thì bác sĩ nói vẫn ổn và cho con một loại thuốc uống khi đau. Gần đây con bắt đầu thấy đau trở lại ít hơn trước nhưng giờ mỗi khi leo lên cầu thang hay làm việc gấp gáp hay việc nặng thì con cảm thấy tim đập rất mạnh như muốn dứt một mạch máu ra vậy, lúc đó thì cơ tim hơi nhói và khó thở. Khoảng một tuần này dấu hiệu đó vẫn không ngừng tăng, mỗi sáng vừa thức dậy, bước xuống giường con cũng cảm thấy choáng váng, mệt mỏi, hai mắt mí mặt rất nặng và chỉ thấy những lốm đốm đến che mắt lại (giống như khi bị ngất) trong khoảng 30 giây sau thì mới đỡ hơn ạ. Bác sĩ cho con hỏi đó có phải dấu hiệu suy tim hay là dấu hiệu của bệnh lí khác không ạ? Con cảm ơn bác sĩ.

Chào bạn!
Triệu chứng chính của suy tim là khó thở và ho. Lúc đầu người bệnh chỉ khó thở khi gắng sức, về sau nằm hoặc ngồi nghỉ cũng khó thở và ho, người bệnh có thể khạc ra đờm lẫn máu, có khi khó thở đến đột ngột như trong cơn hen tim, cơn phù phổi cấp, làm người bệnh khó thở dữ dội, hốt hoảng, ho ra đờm có bọt hồng, có khi bọt hồng tự trào ra miệng. Nếu ta nghe phổi sẽ thấy rất nhiều ran nổ nhỏ hạt rồi sau là ran ướt từ hai đáy phổi lan lên khắp hai trường phổi người. Ngoài ra người bệnh có thể có biểu hiện phù. Phù do suy tim ít khi phù lớn như người bị bệnh thận (nhất là hội chứng thận hư). Khi mới bắt đầu, bệnh nhân chỉ thấy hai mí mắt nặng khi ngủ dậy, mặt hơi phù như mọng nước. Buổi chiều phù nhẹ hai bàn chân, giày dép đi buổi sáng vừa, chiều thấy chật. Lấy ngón tay ấn lên mắt cá chân, thấy khi nhấc ngón ra mà da vẫn lõm (phù ấn lõm).
Bạn mắc bệnh hở van tim bẩm sinh và đã được phẫu thuật 15 năm. Với các triệu chứng như hiện tại bạn mô tả cùng với tiền sử bệnh của bạn thì có khả năng là bạn bị suy tim. Bạn nên đi khám chuyên khoa tim mạch càng sớm càng tốt, nhất là thời gian này các triệu chứng của bệnh ngày càng tăng. 
Chúc bạn mạnh khỏe!

Phòng ngừa bệnh suy tim như thế nào?

Bởi: Công (Email: **ngnn@gmail.com | Điện thoại: 094756398*)
Hiện tôi đang bị bệnh tim, tôi muốn hỏi phòng ngừa bệnh suy tim như thế nào?

Chìa khóa để ngăn ngừa suy tim là giảm các yếu tố nguy cơ. Có thể kiểm soát hoặc loại bỏ rất nhiều các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch - huyết áp cao và bệnh động mạch vành, ví dụ - bằng cách thay đổi lối sống cùng với sự giúp đỡ của bất cứ loại thuốc cần thiết.

Phong cách sống thay đổi có thể làm để giúp ngăn ngừa bệnh suy tim bao gồm:

Không hút thuốc lá.

Kiểm soát các điều kiện nhất định, chẳng hạn như huyết áp cao, cholesterol cao và bệnh tiểu đường.

Duy trì hoạt động thể chất.

Ăn thực phẩm lành mạnh.

Duy trì cân nặng.

Giảm và quản lý căng thẳng.

Cho tôi hỏi triệu chứng của bệnh suy tim được không?

Bởi: Mai Phương (Email: **iphuongdt@gmail.com | Điện thoại: *)
Cho tôi hỏi triệu chứng của bệnh suy tim được không?

Suy tim có thể mãn tính, hoặc cấp tính, có nghĩa là tình trạng suy bắt đầu đột ngột hoặc lâu dài

*Các triệu chứng suy tim mãn tính

Khó thở khi gắng sức hoặc khi nằm xuống.

Mệt mỏi và yếu.

Sưng (phù) ở chân, mắt cá chân và bàn chân.

Nhịp tim hanh hoặc nhịp tim không đều.

Giảm khả năng tập thể dục.

Ho dai dẳng hoặc thở khò khè có đàm máu nhuốm màu trắng hoặc màu hồng.

Sưng bụng (cổ trướng).

Tăng cân đột ngột từ giữ nước.

Thiếu sự thèm ăn và buồn nôn.

Khó tập trung hay sự tỉnh táo giảm.

*Các triệu chứng suy tim cấp tính

Các triệu chứng tương tự như của suy tim mãn tính, nhưng nghiêm trọng hơn và bắt đầu bất ngờ.

Đột ngột chất lỏng tích tụ.

Nhịp nhanh hoặc nhịp tim không đều (đánh trống ngực).

Đột ngột khó thở và ho ra màu hồng, chất nhầy bọt.

Đau ngực, nếu suy tim là do một cơn đau tim.

Đến gặp bác sĩ khi

Khám bác sĩ nếu gặp bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng liên quan đến suy tim. Chúng bao gồm:

Đau ngực.

Mệt mỏi và yếu.

Nhịp nhanh hoặc nhịp tim không đều.

Khó thở khi phát huy bản thân hoặc khi nằm xuống.

Giảm khả năng tập thể dục.

Ho dai dẳng hoặc thở khò khè có đàm máu nhuốm màu trắng hoặc màu hồng.

Sưng ở bụng, chân, mắt cá chân và bàn chân.

Khó tập trung hay sự tỉnh táo giảm.

Trước tiên, có thể tìm hiểu suy tim từ một chuyến viếng thăm phòng cấp cứu sau khi các triệu chứng xấu đi. Các vấn đề về tim và phổi có thể gây ra các triệu chứng tương tự như suy tim.

Nếu có chẩn đoán bệnh tim, và nếu có các triệu chứng đột nhiên trở nên tồi tệ hơn hoặc phát triển một dấu hiệu mới hoặc triệu chứng, có thể có nghĩa là suy tim hiện tại trở nên tệ hơn hoặc không đáp ứng với điều trị. Liên hệ với bác sĩ theo số 0932 319 099 ngay để được giải đáp.

Người bệnh suy tim như tôi có thể tập thể dục không?

Bởi: Trần Trọng Hòa (Email: **att@yahoo.com | Điện thoại: *)
Người bệnh suy tim như tôi có thể tập thể dục không?

Luyện tập thể dục là hoạt động rất quan trọng đối với người bệnh suy tim. Tuy nhiên cũng không nên quá lạm dụng, tập thể dục với cường độ vừa phải sẽ giúp cải thiện lưu thông máu và giảm bớt một số triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Có thể trao đổi những phương pháp tập luyện phù hợp với Bác sĩ để nhận được những lời khuyên.

Suy tim có thể điều trị được không?

Bởi: Ngọc Lan (Email: **nhuong@gmail.com | Điện thoại: *)
Suy tim có thể điều trị được không?

Có nhiều phương pháp điều trị suy tim rất hiệu quả trong việc làm giảm triệu chứng và làm giảm sự tiến triển của tình trạng này. Người bệnh có thể thảo luận với bác sĩ điều trị để tìm kiếm cách điều trị phù hợp nhất.

Khi nào cần đi khám sàng lọc về bệnh mạch vành

Bởi: Trang Lưu (Email: **utrang@gmail.com | Điện thoại: *)
Cho tôi hỏi là có những ai cần đi khám sàng lọc bệnh mạch vành không?

Những bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ ở trên đều nên định kỳ khám chuyên khoa Tim Mạch 6 tháng 1 lần để được tư vấn, sàng lọc bệnh mạch vành. Đặc biệt những ai có cơn đau ngực cũng nên đến khám chuyên khoa Tim mạch.
- Tại buổi khám tư vấn - sàng lọc bệnh mạch vành, bác sĩ sẽ hỏi cặn kẽ về tình trạng đau ngực, về tiền sử bệnh tật, gia đình, khám lâm sàng, đo huyết áp, làm 1 số xét nghiệm cần thiết như điện tâm đồ, siêu âm tim, xét nghiệm sinh hóa máu (Glucose, Lipid, Creatinine, GOT, GPT…), công thức máu - đông máu. Một số trường hợp bệnh nhân sẽ được làm nghiệm pháp gắng sức điện tâm đồ hoặc chụp MSCT động mạch vành.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành là gì?

Bởi: Trần Mạnh Hà (Email: **bk@gmail.com | Điện thoại: *)
Bác sĩ cho tôi hỏi các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành là gì? tôi hỏi để tôi còn phòng tránh bệnh.

Có nhiều yếu tố nguy cơ có thể gây ra bệnh mạch vành: Tăng huyết áp, Tiểu đường, Rối loạn Lipid máu, Hút thuốc lá, béo phì, lối sống tĩnh tại, trong gia đình có người trực hệ như bố mẹ, anh chị em ruột bị bệnh mạch vành cũng được xem là 1 yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành. Trên cơ sở đó, để phòng chống bệnh mạch vành, cần được điều trị tốt Tăng huyết áp, Tiểu đường, Rối loạn Lipid máu, Điều chỉnh chế độ ăn và tập luyện giảm cân nếu có quá cân – béo phì, bỏ thuốc lá.

Liệu có phải là đặt Stent xong là đã chữa khỏi hẳn bệnh mạch vành?

Bởi: Trần Thị Mai Dung (Email: **idunghth@gmail.com | Điện thoại: 097584936*)
Chào Bác sĩ tim mạch, Liệu có phải là đặt Stent xong là đã chữa khỏi hẳn bệnh mạch vành không?

Cơ chế sinh bệnh của bệnh mạch vành là do mảng xơ vữa nên đặt Stent có tác dụng điều trị 1 cách cơ bản cho đoạn động mạch vành thủ phạm. Kỹ thuật đặt Stent có thể gặp 1 số biến chứng tuy rất ít như: nhiễm trùng, nứt hoặc thủng mạch máu, chảy máu gây tụ máu chỗ chọc kim, chảy máu màng ngoài tim gây ép tim cấp, suy thận do thuốc cản quang, đột quị, và nghiêm trọng nhất là tình trạng tắc cấp trong Stent do huyết khối. Bản thân Sten là 1 dị vật đối với cơ thể nên có thể gây tăng sinh nội mạc mạch máu, lâu dần dẫn đến hẹp lại trong Stent. Để khắc phục tình trạng hẹp lại trong Stent, các Stent thuộc thế hệ sau được tẩm 1 loại thuốc có tác dụng chống phân bào, qua đó ngăn cản hiện tượng phát triển nội mạc, giúp cho lòng động mạch không bị hẹp lại.. Trên cơ sở đó, sau khi được đặt Stent, bệnh nhân vẫn phải được theo dõi định kỳ và tuân thủ chặt chẽ điều trị nội khoa, bao gồm các thuốc: Kháng ngưng tập tiểu cầu: Aspirine, Clopidogrel hoặc các thuốc tương đương: Prasugrel, Ticagrelor (thời gian dùng bao lâu tùy theo loại Stent thường (BMS) hay Stent tẩm thuốc (DES), Statine, Ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể AT1, chẹn bêta…

Bác sĩ cho tối hỏi điều trị bệnh mạch vành như thế nào?

Bởi: Phượng (Email: **uongdt@gmail.com | Điện thoại: *)
Bác sĩ cho tối hỏi điều trị bệnh mạch vành như thế nào?

Đối với bệnh mạch vành ổn định, điều trị bao gồm điều chỉnh lối sống như bỏ thuốc lá và rượu bia, chế độ ăn hợp lý, làm việc và tập luyện vừa sức…và dùng thuốc. Các thuốc điều trị bệnh mạch vành ổn định bao gồm: Aspirine (ngăn ngừa tạo huyết khối), Statine (làm giảm LDL Cholesterol là thành phần Lipid máu có hại, liên quan rất nhiều với tỷ lệ biến cố và tiên lượng bệnh mạch vành, đồng thời còn có tác dụng làm ổn định, ngăn ngừa nứt vỡ mảng xơ vữa, thuốc ức chế men chuyển, thuốc chện bêta… và 1 số thuốc khác. Tất nhiên phải tuân thủ chống chỉ định, ví dụ không dùng Aspirine khi đang chảy máu dạ dày, hoặc không dùng chẹn bêta khi có tiền sử hen phế quản…Một số bệnh nhân bị bệnh mạch vành ổn định sẽ  được đặt Stent hoặc phẫu thuật bắc cầu chủ vành nếu có chỉ định. Đối với hội chứng động mạch vành cấp, BN phải được chăm sóc và điều trị ở các đơn vị mạch vành hoặc khoa Hồi sức cấp cứu. Tại đây BN được theo dõi và chăm sóc tích cực, điều trị nội khoa là nền tảng, một số bệnh nhân sẽ được đặt stent động mạch vành nếu có chỉ định, hoặc được phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành.

Tôi bị bệnh mạch vành có nguy hiểm không?

Bởi: Toản (Email: **toan@yahoo.com.vn | Điện thoại: *)
Tôi được chẩn đoán là bị bệnh mạch vành, thiếu máu cục bộ cơ tim. Xin hỏi có nguy hiểm không?

Bệnh mạch vành rất nguy hiểm. Với thể bệnh mạch vành ổn định, hay còn gọi là mạn tính, người bệnh hay có cơn đau ngực khi gắng sức, ảnh hưởng rất nhiều tới sinh hoạt và công việc, và nếu không được điều trị tốt, bệnh mạch vành mạn tính có thể chuyển sang hội chứng động mành vành cấp. Hội chứng động mạch vành cấp có thể gây ra đột tử hoặc các biến chứng cấp tính nặng nề như sốc tim, suy tim trái cấp, loạn nhịp thất… với tỷ lệ tử vong rất cao. Nếu qua được giai đoạn cấp tính, di chứng thường gặp nhất của hội chứng động mạch vành cấp là suy tim và rối loạn nhịp tim, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tuổi thọ và chất lượng cuộc sống.

Động mạch vành là gì?

Bởi: Huyền (Email: **uonghuyen@gmail.com | Điện thoại: 098853924*)
Động mạch vành là gì? Chức năng của nó ra sao ạ. Cám ơn BS.

Chào em,
Động mạch vành là hệ thống mạch máu có chức năng nuôi dưỡng quả tim. Tuần hoàn động mạch vành là tuần hoàn dinh dưỡng tim. Mỗi quả tim của chúng ta có hai động mạch vành: động mạch vành phải và động mạch vành trái, các động mạch vành này xuất phát từ gốc động mạch chủ qua các trung gian là các xoang Valsalva và chạy trên bề mặt quả tim. Động mạch vành trái chạy một đoạn ngắn (1-3cm) sau đó chia thành 2 nhánh lớn là động mạch liên thất trước và động mach mũ, đoạn ngắn đó được gọi là thân chung động mạch vành. Như vậy, hệ thống động mạch vành có 3 nhánh lớn làm nhiệm vụ nuôi dưỡng tim là: động mạch liên thất trước, động mach mũ và động mạch vành phải. Từ 3 nhánh lớn này cho ra rất nhiều các nhánh động mạch nhỏ hơn như các nhánh vách, nhánh chéo, nhánh bờ… sẽ có nhiệm vụ mang máu giàu oxy từ động mạch chủ đi nuôi dưỡng tất cả các cấu trúc trong quả tim. Khi bị bệnh lý động mạch vành, dòng máu từ động mạch vành tới cơ tim giảm sút, khi đó cơ tim không nhận đủ oxy và xuất hiện triệu chứng cơn đau thắt ngực.

02439036266