Các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp đầu tay cần nắm vững

22/12/2016 - Lượt xem: 8843

Bệnh huyết áp cao đã trở thành một căn bệnh phổ biến hiện nay trên thế giới và có tỉ lệ người mắc cao nhất trong nhóm các bệnh không gây truyền nhiễm. Có rất nhiều loại thuốc và nhóm thuốc được dùng để điều trị bệnh tăng huyết áp, tuy nhiên mỗi nhóm thuốc đều có những ưu và nhược điểm khác nhau. Dưới đây là một số các nhóm thuốc đầu tay được khuyến cáo để điều trị tăng huyết áp cần nắm vững.

Nhóm thuốc lợi tiểu thiazid thường được sử dụng kết hợp với các nhóm thuốc hạ áp khác

Thuốc lợi tiểu nhóm thiazid thường được sử dụng kết hợp với thuốc hạ huyết áp khác

Thuốc lợi tiểu nhóm thiazid thường được sử dụng kết hợp với thuốc hạ huyết áp khác ( Nguồn: internet)

Là một trong ba nhóm thuốc lợi tiểu: là thuốc lợi tiểu quai, lợi tiểu thiazid và thuốc lợi tiểu giữ kali. Nhóm thuốc lợi tiểu này có tác dụng giúp làm giảm khối lượng tuần hoàn, do đó làm hạ huyết áp. Một số thuốc trong nhóm lợi tiểu thiazide như thuốc hydrochloro thiazide, indapamide hay thuốc chlortalidone được sử dụng cho bệnh nhân mắc bệnh tăng huyết áp.

Lợi tiểu thiazide đã được chứng minh có tác dụng là làm giảm huyết áp, giảm nguy cơ bệnh tim mạch và tỉ lệ tử vong. Là loại thuốc được lựa chọn hàng đầu để phối hợp với các thuốc hạ huyết áp khác. Bên cạnh tác dụng chính là hạ áp thì  nhóm thuốc lợi tiểu thiazid này cũng có những tác dụng phụ cần phải quan tâm khác đó là hay gặp tình trạng giảm kali máu vì chúng đào thải kali, giảm natri máu hiếm khi nghiêm trọng, tăng acid uric máu, tăng cholesterol, triglyceride, kháng insulin hay không dung nạp glucose đều có thể xảy ra.

Nhóm thuốc ức chế men chuyển thường sử dụng cho bệnh nhân rối loạn chuyển hóa

Thuốc ức chế men chuyển là loại thuốc được chỉ định rộng rãi nhất cho việc điều trị các bệnh lý liên quan đến tim mạch. Do thuốc ức chế men chuyển có thể gây giãn các mạch máu nên thuốc được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân huyết áp cao. Trên lâm sàng, người ta có thể sử dụng loại thuốc này đơn độc để điều trị tăng huyết áp hoặc có thể phối hợp thuốc này với các loại thuốc điều trị tăng huyết áp khác.

Nhóm thuốc ức chế men chuyển có một số tác dụng phụ do thuốc có khả năng hạ huyết áp nên cũng có thể làm huyết áp hạ quá thấp, gây ra những triệu chứng như hoa mắt chóng mặt, choáng váng; nhưng những triệu chứng cũng này rất ít gặp, đặc biệt là khi ta dùng thuốc ức chế men chuyển khởi đầu với liều thấp. Tác dụng phụ hay gặp nhất khi sử dụng thuốc ức chế men chuyển là gây ho khan, vì vây khi có triệu chứng ho khan gây khó chịu, người bệnh nên thông báo với bác sĩ điều trị để có giải pháp thích hợp. Thuốc cũng có thể gây tình trạng quái thai, do đó phụ nữ có thai không nên sử dùng. Phụ nữ cho con bú cũng không nên sử dụng loại thuốc này.

Một số thuốc của nhóm này đó là: enalaprin, captopril, perindoprin (coversyl)...

Nhóm thuốc chẹn bêta giao cảm thường dùng cho bệnh nhân có bệnh tim mạch kèm theo

Thuốc hạ áp nhóm chẹn beta giao cảm thường dùng cho bệnh nhân tim mạch

Thuốc hạ áp nhóm chẹn beta giao cảm thường dùng cho bệnh nhân tim mạch ( Nguồn: internet)

Đây là nhóm thuốc có tác dụng lên hệ thần kinh giao cảm, đã được minh chứng làm giảm tỷ lệ tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Thuốc có tác dụng tốt trong các trường hợp bệnh nhân bị đau thắt ngực, sau nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim nhanh và suy tim. Nhóm thuốc này cũng là một trong các thuốc phổ biến trong điều trị và phòng ngừa bệnh tim mạch. Thuốc chẹn bêta cũng là thuốc được sử dụng thường quy trong điều trị bệnh động mạch vành và thiếu máu cơ tim. Một số thuốc của nhóm này hay được sử dụng đó là: atenolon, propranolol, bisoprolol, metoprolol.

Tác dụng phụ thường gặp của nhóm thuốc này là suy nhược và mỏi cơ, tim đập chậm, rối loạn tiêu hóa, đau đầu, lạnh chi, liệt dương, làm tăng LDL-cholesteron và triglycerid. Hơn nữa, thuốc còn làm che giấu các dấu hiệu của hạ đường huyết. Ngoài ra, việc ngưng đột ngột sử dụng nhóm thuốc này có thể dẫn đến hội chứng cai thuốc.

Thuốc chẹn kênh calci thường được chỉ định rộng rãi

Thuốc hạ huyết áp nhóm chẹn kênh calci vẫn là một trong những nhóm thuốc hạ áp được dùng phổ biến nhất với những ưu điểm của nó. Thuốc được chỉ định rộng rãi, ít có chống chỉ định, đặc biệt không có những tác dụng không mong muốn nguy hiểm đến tính mạng, do vậy đây là nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp an toàn (nhóm DHP). Các loại thuốc thuộc nhóm này có thể làm giảm 10-20% chỉ số huyết áp, mang lại hiệu quả tương đương với các nhóm thuốc hạ áp khác. Một số thuốc trong nhóm này hay sử dụng đó là nifedipin, amlodipine, verapamil, ditiazem...

Thuốc nifedipin thuộc nhóm thuốc hạ áp chẹn kênh canxi

Thuốc nifedipin thuộc nhóm thuốc hạ áp chẹn kênh canxi ( Nguồn: internet)

Các loại thuốc trong nhóm này có tác dụng làm giãn mạch mạnh do đó có thể là nguyên nhân của chứng đau đầu, đỏ bừng mặt hay đánh trống ngực. Ngoài ra, thuốc còn gây phù chân và việc sử dụng thuốc ở phụ nữ có thai vẫn còn đang gây tranh cãi.

Hiện nay có rất nhiều các nhóm thuốc điều trị cao huyết áp đang được sử dụng và có hiệu quả rõ rệt, tuy nhiên mỗi loại thuốc khác nhau đều có những tác dụng phụ khác nhau. Việc sử dụng từng loại thuốc hay kết hợp các nhóm thuốc hạ áp với nhau phải phụ thuộc vào từng thể trạng, giai đoạn của bệnh và phải có sự theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ. Ðối với người bệnh bị cao huyết áp, phải tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị sử dụng các thuốc hạ áp cũng như những lời khuyên của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý giảm liều hay bỏ uống thuốc sau một thời gian vì thấy huyết áp của bản thân đã ổn định, trở lại bình thường. Nếu cảm thấy khó chịu do những tác dụng phụ của thuốc hạ áp mang lại, người bệnh thì cần trao đổi với bác sĩ để được điều chỉnh lại thuốc điều trị, tuyệt đối không tự ý dừng uống thuốc hạ huyết áp vì điều đó có thể sẽ mang lại những nguy hiểm khôn lường cho người bệnh.

Cardocorz hiện là chế phẩm dạng viên nén được sản xuất từ dịch chiết cây dong riềng đỏ của người dân tộc Dao, được nghiên cứu bởi bác sĩ Hoàng Sầm hiện là Viện trưởng Viện Y học Bản địa, cùng với sự giúp đỡ của hơn 10 vị Giáo Sư, Tiến Sĩ đầu ngành nghiên cứu với đề tài nghiên cứu trọng điểm cấp bộ mang mã số 2005-04-46TĐ. Chế phẩm Cardocorz đã được bộ y tế cấp phép với công dụng: Giúp tăng cường lưu thông khí huyết, làm tan huyết khối, giúp phòng ngừa thiếu máu cơ tim và các nguy cơ đau thắt ngực, hẹp tắc mạch vành*.

Tham khảo báo: suckhoedoisong.vn

*Lưu ý: Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng.

02439036266