Câu hỏi thường gặp
Vui lòng điện thoại trực tiếp theo số 0439036266 để được hướng dẫn mua đúng sản phẩm chính hãng. Hầu hết các bệnh nhân bị hẹp mạch vành/thiếu máu cơ tim đều cho phản hồi tốt.
Sản phẩm dùng an toàn, rất phù hợp cho người có nhịp tim nhanh.
Có thể dùng để phòng bệnh tim mạch. Nhưng phải tìm đúng loại dong riềng đỏ có tác dụng chữa bệnh tim
Trước hết cần phải tìm đúng cây Dong riềng đỏ có tác dụng chữa bệnh tim. Nếu bệnh còn nhẹ hoặc mới mắc mà chưa có điều kiện dùng chế phẩm thì Bạn có thể dùng thân, rễ, củ, lá rửa sạch, phơi khô, sao vàng và hãm uống hàng ngày theo nhu cầu.
Những nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch có thể kể đến như sau:– Hút thuốc: hút thuốc là hoặc hút thuốc lào đều là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý động mạch vành, tăng huyết áp, bệnh động mạch ngoại biên…– Ít hoạt động thể lực: lười hoạt động thể lức làm tăng khả năng xuất hiện bệnh tăng huyết áp, bệnh động mạch vành…– Thừa cân: thừa cân là yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh động mạch vành. Bạn cần duy trì cân năng ở mức hợp lý.– Căng thẳng (stress): các căng thẳng trong cuộc sống, các stress tâm lý đều được chứng minh làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.– Tăng cholesterol máu: tăng cholesterol máu làm thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch, nó là yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh tăng huyết áp, bệnh lý động mạch cảnh, động mạch chủ, động mạch vành, động mạch chi dưới.– Tăng huyết áp: tăng huyết áp là kẻ giết người thầm lặng, nó là yếu tố nguy cơ làm xuất hiện và tiến triển bệnh lý động mạch vành, bệnh động mạch chủ, bệnh động mạch ngoại biên… Bạn cần điều trị tăng huyết áp theo phác đồ của bác sỹ tim mạch để làm giảm nguy cơ tiến triển bệnh lý tim mạch.– Đái tháo đường: bệnh lý này là yếu tố nguy cơ rất mạnh mắc các bệnh lý tim mạch như bệnh lý động mạch vành, bệnh động mạch cảnh, bệnh động mạch chủ và bệnh động mạch ngoại biên… Nếu bạn bị đái tháo đường, bạn cần tuân thủ điều trị bệnh này nghiêm ngặt để tránh biến chứng tim mạch.– Yếu tố gia đình: một số bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, bệnh lý cơ tim giãn, bệnh cơ tim phì đại, hội chứng Brugada có tính chất gia đình.– Tuổi: nam giới trên 55 tuổi hoặc nữ giới trên 65 tuổi có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp.– Giới tính nam
Khi đã từng bị nhồi máu cơ tim dù nặng hay nhẹ, sau khi đã phục hồi thì Bác không nên sử dụng chất kích thích như cafe nữa, ban đầu nếu khó bỏ ngay thì bác hãy điều chỉnh giảm dần và sau bỏ hẳn càng tốt, nên uống ở nồng độ nhạt, pha loãng chứ không nên pha đặc khi uống.
Không có chứng cứ nào cho thấy ăn bưởi có lợi cho việc chữa bệnh tim mạch. Nói chung, ăn các loại trái cây tươi giàu vitamin (chứ không phải chỉ là bưởi) đều có lợi cho sức khỏe. Mặt khác, có nhiều nghiên cứu cho thấy nước bưởi uống chung với một số thuốc tim mạch thì có thể làm giảm hoạt tính của thuốc. Tuy nhiên cũng nên nhớ là trong các nghiên cứu này người ta dùng nước từ trái bưởi Tây chứ không phải trái bưởi của Việt Nam. Dù sao, nếu thận trọng thì nên ăn bưởi và các loại quả họ bưởi như cam, chanh...cách xa các cữ uống thuốc vài giờ đồng hồ.
Những bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ ở trên đều nên định kỳ khám chuyên khoa Tim Mạch 6 tháng 1 lần để được tư vấn, sàng lọc bệnh mạch vành. Đặc biệt những ai có cơn đau ngực cũng nên đến khám chuyên khoa Tim mạch.- Tại buổi khám tư vấn - sàng lọc bệnh mạch vành, bác sĩ sẽ hỏi cặn kẽ về tình trạng đau ngực, về tiền sử bệnh tật, gia đình, khám lâm sàng, đo huyết áp, làm 1 số xét nghiệm cần thiết như điện tâm đồ, siêu âm tim, xét nghiệm sinh hóa máu (Glucose, Lipid, Creatinine, GOT, GPT…),công thức máu - đông máu. Một số trường hợp bệnh nhân sẽ được làm nghiệm pháp gắng sức điện tâm đồ hoặc chụp MSCT động mạch vành.
Cơ chế sinh bệnh của bệnh mạch vành là do mảng xơ vữa nên đặt Stent có tác dụng điều trị 1 cách cơ bản cho đoạn động mạch vành thủ phạm. Kỹ thuật đặt Stent có thể gặp 1 số biến chứng tuy rất ít như: nhiễm trùng, nứt hoặc thủng mạch máu, chảy máu gây tụ máu chỗ chọc kim, chảy máu màng ngoài tim gây ép tim cấp, suy thận do thuốc cản quang, đột quị, và nghiêm trọng nhất là tình trạng tắc cấp trong Stent do huyết khối. Bản thân Sten là 1 dị vật đối với cơ thể nên có thể gây tăng sinh nội mạc mạch máu, lâu dần dẫn đến hẹp lại trong Stent. Để khắc phục tình trạng hẹp lại trong Stent, các Stent thuộc thế hệ sau được tẩm 1 loại thuốc có tác dụng chống phân bào, qua đó ngăn cản hiện tượng phát triển nội mạc, giúp cho lòng động mạch không bị hẹp lại.. Trên cơ sở đó, sau khi được đặt Stent, bệnh nhân vẫn phải được theo dõi định kỳ và tuân thủ chặt chẽ điều trị nội khoa, bao gồm các thuốc: Kháng ngưng tập tiểu cầu: Aspirine, Clopidogrel hoặc các thuốc tương đương: Prasugrel, Ticagrelor (thời gian dùng bao lâu tùy theo loại Stent thường (BMS) hay Stent tẩm thuốc (DES),Statine, Ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể AT1, chẹn bêta…
Nhịp tim của người bình thường trong khoảng từ 60 đến 70 chu kỳ/phút. Nếu nhịp tim dưới 50 chu kỳ/phút thường là nhịp tim chậm. Nhưng nguy hiểm nhất là những trường hợp nhịp tim quá chậm (dưới 40 chu kỳ/phút) thì không tưới máu đủ cho tất cả các tạng trong cơ thể nhất là gây ra tình trạng thiếu máu não làm cho bệnh nhân có thể bị ngất xỉu. Trong những trường hợp này các thầy thuốc phải dùng những thuốc để làm tăng nhịp tim của người bệnh hoặc phải đặt máy tạo nhịp tạm thời hoặc vĩnh viễn để điều trị cho các trường hợp đó.