Giải pháp hỗ trợ người bệnh mạch vành từ Cao dong riềng đỏ Cardocorz

27/12/2018 - Lượt xem: 1479

Bệnh mạch vành là một trong những bệnh lý tim mạch phổ biến, với triệu chứng điển hình là những cơn đau thắt ngực khi gắng sức. Bệnh nguy hiểm vì có thể dẫn tới nhồi máu cơ tim. Nghiên cứu về tác dụng của cây dong riềng đỏ đối với bệnh mạch vành đang gợi mở một giải pháp mới, an toàn và hiệu quả.

Biểu hiện thường gặp của bệnh mạch vành

Bệnh mạch vành là tên gọi chung của một nhóm các bệnh lý liên quan đến động mạch vành - mạch máu nuôi dưỡng cho cơ tim, bao gồm: xơ vữa động mạch vành, thiểu năng mạch vành, suy mạch vành, bệnh mạch vành gây thiếu máu cơ tim cục bộ… .Bệnh mạch vành xuất hiện khi một hoặc nhiều nhánh của động mạch vành- động mạch cung cấp máu cho cơ tim- bị hẹp hoặc tắc do những nguyên nhân khác nhau (chủ yếu là do mảng vữa xơ trong lòng mạch, một số trường hợp do cầu cơ, co thắt mạch vành) khiến mạch vành không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu oxy cho cơ tim.

kham-dau-that-nguc

Khám đau thắt ngực do bệnh mạch vành

Biểu hiện thường gặp của bệnh mạch vành chính là những cơn đau thắt ngực. Triệu chứng đau thắt ngực là khác nhau ở từng người bệnh. Cơn đau thắt ngực điển hình được mô tả là những cơn đau ở vùng giữa ngực sau xương ức, đau có thể lan lên cổ, vai, tay, hàm, thượng vị, ra sau lưng hoặc hướng lan lên vai trái rồi xuống tay trái, có khi xuống tận ngón tay. Cơn đau thường xuất hiện khi gắng sức, xúc cảm mạnh, thay đổi thời tiết(nhất là gặp lạnh); một số trường hợp xuất hiện về đêm, khi thay đổi tư thế hoặc khi kèm cơn nhịp nhanh. Một số trường hợp người bệnh chỉ cảm thấy như kiến bò ở vùng ngực trái hoặc chói phía sau xương ức; có những người bệnh mạch vành chỉ cảm thấy hơi khó thở, thỉnh thoảng có cảm giác bó vùng ngưc, ngộp thở,... Ngoài ra, người bệnh mạch vành còn có thể gặp những triệu chứng kèm theo như vã mồ hôi, mệt mỏi, chán ăn, hồi hộp trống ngực,khó thở,... Khi có biểu hiện đau thắt ngực, bạn cần theo dõi và đi khám sớm để được chẩn đoán xác định, loại trừ đau ngực do các bệnh lý khác như trào ngược dạ dày- thực quản, viêm sụn ức, đau thần kinh liên sườn, đau ngực do bệnh phổi,...

Bên cạnh đó, có rất nhiều người bệnh mạch vành nhưng không có biểu hiện triệu chứng gì đặc biệt, mà chỉ phát hiện ra bệnh khi đã bị nhồi máu cơ tim, suy tim hay rối loạn nhịp tim. Đây chính là mối nguy hiểm vì khi phát hiện ra thì bệnh đã tiến triển nặng khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn; thậm chí người bệnh có thể tử vong đột ngột.

Điều trị bệnh mạch vành

Có 2 phương pháp điều trị bệnh mạch vành thường được áp dụng hiện nay là điều trị nội khoa và điều trị can thiệp.

Điều trị nội khoa: Điều trị bằng thuốc, có thể dùng một hoặc nhiều loại thuốc kết hợp với nhau, tùy từng trường hợp bệnh nhân cụ thể, điều trị làm giảm nhưng cơn đau thắt ngực, điều trị các bệnh kèm theo như tiểu đường, huyết áp cao, rối loạn chuyển hóa lipid

Điều trị can thiệp

benh-hep-mach-vanh

Bệnh hẹp mạch vành

Can thiệp tim mạch (can thiệp động mạch vành qua da): Là phương pháp dùng các dụng cụ chuyên biệt để nong, đặt stent vào vị trí động mạch vành bị tắc hẹp, làm tái lưu thông máu trong đoạn mạch đó mà không phải mổ.

Phẫu thuật bắc cầu nối chủ - vành: Đây là phương pháp dùng một đoạn mạch nối từ nguồn cấp máu qua vị trí động mạch vành tổn thương nối với đoạn mạch phía sau đoạn hẹp; như vậy vùng cơ tim bị tổn thương sẽ được cung cấp máu bởi cầu nối mới.

Cho dù được điều trị bằng phương pháp nào thì người bệnh mạch vành vẫn cần phải đặc biệt lưu ý việc sử dụng thuốc lâu dài, để duy trì kết quả điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát, tiến triển. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần phải thay đổi lối sống như: từ bỏ thuốc lá; tránh phải hút thuốc lá thụ động; luyện tập thể dục đều đặn để nâng cao thể lực, giúp cơ tim thích nghi với những hoạt động gắng sức; chế độ ăn uống hợp lý, không lạm dụng rượu bia và các chất kích thích khác, tránh căng thẳng, stress, biết cách sắp xếp công việc, giải tỏa những áp lực của công việc, cuộc sống... và điều trị tích cực các bệnh kèm theo (đái tháo đường, mỡ máu, tăng huyết áp, thừa cân, béo phì...).

Giải pháp cho người bệnh mạch vành từ dong riềng đỏ 

Bệnh mạch vành là bệnh lý tim mạch nguy hiểm và ngày càng trở nên phổ biến. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng như sự phát triển của nền y học hiện nay, các phương pháp điều trị bệnh mạch vành có nhiều cải tiến, điều trị can thiệp tim mạch ngày càng trở nên an toàn. Tuy nhiên tất cả các phương pháp điều trị hiện có chưa kiểm soát được sự tái phát của bệnh.

Nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Y Thái Nguyên đã nghiên cứu ứng dụng cây Dong riềng đỏ trong việc hỗ trợ phòng và chữa trị bệnh mạch vành (căn nguyên chính gây bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ - gọi tắt là thiếu máu cơ tim). Để làm sáng tỏ công dụng cây thuốc vô cùng quý giá mà lại không hiếm này năm 2005 nhóm nghiên cứu đứng đầu là Bs Hoàng Sầm, cùng với sự giúp đỡ của Giáo sư Nguyễn Nghĩa Thìn, Giáo sư Trịnh Bình, Giáo sư Nguyễn Trọng Thông, Phó giáo sư Phùng Quốc Việt, Tiến sỹ Nguyễn Kháng Sơn đã tiến hành đề tài khoa học:“Nghiên cứu dịch chiết cây Dong riềng đỏ ứng dụng hỗ trợ điều trị bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ”, đây là đề tài trọng điểm cấp Bộ mang mã số: B2005-04-46TĐ . Nghiên cứu đã tìm ra những nhóm hoạt chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học cao tương tự nhau trong cây Dong riềng đỏ như glucid, ancaloid, flavonoid, saponin, glucosid trợ tim, cumarin; là nguồn dược chất tự nhiên hỗ trợ làm giãn mạch, chống cục máu đông gây tắc mạch vành, tăng cường tưới máu cơ tim, thân thiện với con người..Các nhà khoa học đã nhận biết được 7 tác dụng chính của cây dong riềng đỏ đó là: hỗ trợ chữa suy tim; hạ huyết áp; điều hoà nhịp tim; giãn vi mạch tăng tưới máu cơ tim; giảm đau ngực nhanh; làm sạch lòng mạch; an thần.

Theo www.bacsitimmach.com.vn


02439036266