Hãy thận trọng khi dùng thuốc cảm

28/01/2016 - Lượt xem: 3637

Các loại thuốc cảm chứa phenyl propanolamin đều có ghi chống chỉ định với người huyết áp cao, huyết khối, bệnh mạch vành, cường giáp, đái tháo đường… Do đó hãy thận trọng khi dùng thuốc cảm.

Tại sao cần thận trọng khi sử dụng thuốc cảm?

Ngày nay có quá nhiều loại thuốc cảm có trong thành phần của nó là phenyl propanolamin (norpseudoephedrine, norephedrine). Dù đã được ghi rõ trên nhãn hiệu của thuốc những thành phần trên, nhưng do nhiều lý do, ví dụ như người nhà hoặc ngay chính bản thân người bệnh khi mắc bệnh thông thường lại thường tự mua một vài viên thuốc cảm để uống mà không đi khám bệnh. Lý do này có thể dẫn đến tử vong cho nhiều người bệnh tim mạch. Vì họ không biết rằng, nếu đã mắc căn bệnh tăng huyết áp, đau thắt ngực … khi uống các loại thuốc cảm có chứa thành phần nói trên đều có thể dẫn đến tình trạng co thắt mạch máu làm cho huyết áp tăng cao đột ngột… có thể dẫn đến nguy cơ tử vong do đột quỵ, nhồi máu cơ tim…

Hãy thận trọng khi dùng thuốc cảm

Hãy thận trọng khi dùng thuốc cảm

Thời gian qua, tại các Trung tâm cấp cứu, không ít bệnh nhân được cấp cứu do nguyên nhân này. Trong đó có những người bệnh bị cảm cúm, đau đầu, sổ mũi nên đều dùng “thuốc cảm” để tự chữa. Một bệnh nhân mô tả lại: sau khi đã uống 2 viên thuốc cảm, khoảng 2 tiếng sau cảm thấy đau đầu nhiều hơn trước, nhưng cũng không để ý;  tiếp sau đó lại uống  2 viên nữa và chỉ 30 phút sau, người bệnh cảm thấy đau đầu như bị ép chặt từ hai bên mang tai, cảm giác như có “Vòng kim cô” trên đầu mình, cái vòng đó cứ tuần tự siết vào rồi thả ra theo nhịp của mạch máu. Cơn đau ngày càng tăng, kèm theo choáng váng, buồn nôn, tim đập mạnh, người bệnh mới quyết định đến Trung tâm chống độc. Tại đây các thầy thuốc thấy huyết áp tăng vọt. Nguyên nhân đã được xác định là do uống một loại thuốc cảm rất phổ biến trên thị trường.

Lựa chọn và sử dụng thuốc cảm hợp lý

Theo quy định, liều an toàn của phenyl propanolamin là 25 – 30mg cho mỗi lần sử dụng. Tuy nhiên nhằm cắt nhanh triệu chứng cảm, nhiều nhà sản xuất đã sử dụng chất này  với hàm lượng cao. Chẳng hạn có những viên thuốc cảm chứa 30mg phenyl propanolamin, trong khi hướng dẫn sử dụng cho phép uống 2 viên lần.Theo các chuyên gia y tế, ngay cả những người không có vấn đề về tim mạch vẫn bị sốc với liều dùng đúng như hướng dẫn. Phenyl propanolamin, một chất có mặt trong hầu hết các loại thuốc cảm, có tác dụng gây co mạch, giúp làm giảm sung huyết niêm mạc mũi, giảm tiết dịch ở cơ quan này. Chính do tác dụng co mạch là nguyên nhân gây tăng huyết áp.

Do vậy những người có tiền sử cao huyết áp, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và các bệnh tim mạch khác không được dùng các thuốc cảm chứa phenyl propanolamin. Những người không có tiền sử các bệnh trên, hãy thận trọng khi sử dụng thuốc cảm này , nếu có hiện tượng bất thường như hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, tim đập mạnh… cần phải đi khám tại các cơ sở y tế.

Biên tập Cardocorz - Dong riềng đỏ

02439036266