Theo tờ báo Telegraph, ca cấy ghép thành công tim nhân tạo ở người đầu tiên trên thế giới được thực hiện cho một bệnh nhân tuổi 75, ở bệnh viện Georges Pompidou, Paris.
Cấy ghép tim nhân tạo như nào?
Trái tim nhân tạo hoạt động bằng pin Lithium-ion, nặng khoảng 900 gam, gần gấp ba lần so với một trái tim khỏe mạnh bình thường. Nó có khả năng bắt chước hoạt động co bóp của cơ tim và chứa các cảm biến thích ứng với quá trình tuần hoàn máu theo chuyển động của bệnh nhân.
Cấy ghép thành công tim nhân tạo ở con người
Các bề mặt của tim nhân tạo tiếp xúc với máu được làm từ mô tim bò thay vì các vật liệu nhân tạo như nhựa, vốn có thể gây chứng đông máu hay các biến chứng khác.
Theo các chuyên gia, trái tim nhân tạo có thể giúp bệnh nhân sống thêm 5 năm, khác với các trái tim nhân tạo khác được thiết kế với chức năng sử dụng tạm thời. Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể trở về nhà và thậm chí tiếp tục làm việc.
Các bác sĩ cho biết sau ca phẫu thuật, bệnh nhân đã tỉnh lại và nói chuyện được bình thường. Bệnh nhân đang được theo dõi đặc biệt và sẽ được xuất viện sớm trong thời gian tới.
Alain Carpentier, vị bác sĩ thực hiện phẫu thuật cho hay, trái tim nhân tạo mới có thể giúp các người bệnh sống một cuộc sống bình thường mà không cần phải lệ thuộc quá nhiều vào những phương tiện y tế.
Thiết bị mới này có thể giúp hàng nghìn người bị mắc các bệnh về tim mạch và tử vong trong thời gian chờ đợi được phẫu thuật. Theo ước tính của Carmat, là công ty thiết kế trái tim nhân tạo này, hiện có khoảng 100.000 người ở các nước châu Âu và Mỹ cần được phẫu thuật trái tim.
Biên tập Cardocorz - Dong riềng đỏ