Ðến 90% các trường hợp mắc bệnh áp huyết cao không tìm được nguyên nhân, còn được gọi là cao huyết áp vô căn. 10% trường hợp cao huyết áp còn lại tìm được nguyên nhân do các bệnh của tuyến nội tiết, các bệnh thận hay do các thuốc khác. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng có một số yếu tố nguy cơ, có thể khiến người này dễ dàng mắc bệnh cao huyết áp hơn người kia:
Yếu tố gia đình: Cao áp huyết có tính chất gia đình. Trong gia đình có người thân như bố mẹ, ông bà, anh chị em mắc bệnh cao huyết áp thì bản thân có khả năng mắc bệnh này cao hơn.
Ðàn ông: Ðàn ông dễ áp huyết cao hơn phụ nữ.Tuy vậy,phụ nữ,sau khi mãn kinh, nội tiết tố suy giảm nên tỷ lệ bị cao huyết áp cũng vì thế tăng lên.
Đàn ông dễ mắc cao huyết áp hơn phụ nữ (Nguồn: internet)
Tuổi tác: Cao áp huyết dễ xảy ra sau tuổi 50.
Chủng tộc: Người châu phi hay mắc cao áp huyết hơn người châu âu và châu á, bệnh cao áp huyết ở người gốc Phi cũng nặng hơn.
Thừa cân, béo phì: Khi cân nặng của bản thân lớn hơn cân nặng lý tưởng thì đó là yếu tố thuận lợi để mắc bệnh cao huyết áp.
Bệnh tiểu đường: Tiểu đường và bệnh cao áp huyết như đôi bạn thân thiết,hay đi đôi với nhau, vì vậy những người mắc bệnh tiểu đường luôn phải kiểm tra huyết áp thường xuyên.
Rượu: Các nghiên cứu cho thấy rượu uống nhiều và thường xuyên có thể dẫn đến cao áp huyết,đồng thời cũng làm tăng tỷ lệ bị đột quỵ não, bệnh thận và tim mạch.
Lối sống tĩnh tại, ít vận động: Những người có lối sống tĩnh tại, ít vận động có tỷ lệ mắc bệnh huyết áp cao cao hơn những người vận động và thể dục thường xuyên.
Cao huyết áp cao thể biến chứng suy tim (Nguồn: internet)
Bệnh cao áp huyết khi không chữa trị chúng có thể gây những biến chứng nghiêm trọng đối với cơ thể. Áp huyết cao hơn bình thường khiến trái tim và các mạch máu phải làm việc nhiều hơn. Chúng gắng sức trong một thời gian dài, sau trở thành mệt mỏi và suy yếu dần, có thể dẫn đến suy tim. Làm cơ thể suy yếu, mệt mỏi. Suy tim sẽ làm kéo theo việc suy nhiều bộ phận khác. Người già chức năng các cơ quan bộ phận trong cơ thể vốn đã suy yếu, khi lại tăng gánh nặng lên chúng thì việc dẫn đến biến chứng sẽ nguy hiểm và nhanh hơn những người khác.
Áp suất tăng cao trong các mạch máu có thể làm tổn thương các thành mạch máu. Khi tổn thương nội mạc mạch máu, chúng là điều kiện thuận lợi để các tinh thể cholesterol, các chất canxi, các tế bào… kết tinh, lắng đọng lại gây nên những mảng xơ vữa, làm hẹp động mạch. Rất dễ dẫn đến đột quỵ não, nhồi máu cơ tim, tắc động mạch chi… nguy hiểm đến tính mạng. Người già, người cao tuổi khi mắc bệnh cao huyết áp tỷ lệ biến chứng tắc động mạch gấp 3 lần, suy tim gấp 6 lần, tia biến mạch máu não gấp 7 lần người trẻ tuổi.
Cao áp huyết cần được chữa trị hết sức cẩn thận, đặc biệt ở người già. Việc kiểm soát chỉ số huyết áp đã hết sức quan trọng nhưng việc phòng và điều trị các biến chứng của huyết áp cao còn quan trọng hơn nữa.
Các phương pháp điều trị không dùng thuốc: Giảm cân, ăn nhạt ít muối, giảm ăn chất béo no, bỏ rượu bia, thuốc lá, tăng cường vận động thể dục thường xuyên.
Dùng thuốc hạ huyết áp: Uống thuốc theo đúng sự chỉ định của bác sĩ. Tùy từng thể trạng bệnh nhân mà có loại thuốc huyết áp phù hợp. Người già thường mắc các bệnh tim mạch và rối loạn chuyển hóa nên loại thuốc hạ áp nhóm ức chế men chuyển, chẹn kênh beta giao cảm là nhóm được lựa chọn hàng đầu.
Kiểm soát các bệnh mạn tính: Đa số người cao tuổi hay mắc kèm các bệnh rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, goute… Vì vậy người bệnh nên kiểm soát thật tốt các căn bệnh này.
Cây thuốc Dong riềng đỏ giúp phòng biến chứng bệnh huyết áp cao hiệu quả
Dùng thuốc nam giúp phòng và điều trị biến chứng tim mạch: Tất cả các bệnh nhân bị huyết áp cao, đặc biệt là những người lớn tuổi, đều nên sử dụng thuốc hạ huyết áp kết hợp với chế phẩm Dong riềng đỏ hàng ngày giúp hỗ trợ ổn định huyết áp và phòng biến chứng tim mạch. Chế phẩm Dong riềng đỏ được chiết xuất từ cây Dong riềng đỏ, là cây thuốc quý của đồng bào dân tộc Dao đã được bác sĩ Hoàng Sầm là Chủ tịch hội đồng Viện Y học Bản địa Việt Nam, cùng sự giúp đỡ của hơn 10 vị Giáo Sư, Tiến Sĩ đầu ngành nghiên cứu với đề tài nghiên cứu trọng điểm cấp bộ mang mã số 2005-04-46TĐ đưa ra kết luận có 7 tác dụng trên tim mạch trong cùng một cây Dong riềng đỏ là vừa hạ huyết áp; điều hoà nhịp tim; vừa giãn vi mạch tăng tưới máu cơ tim; giảm đau ngực nhanh như thuốc tây; vừa làm sạch lòng mạch vành; hỗ trợ chữa suy tim; vừa an thần. Chế phẩm Dong riềng đỏ hoàn toàn an toàn và không có tác dụng phụ nên tất cả các người bệnh đều có thể sử dụng lâu dài để có một trái tim khỏe mạnh.
Biên tập bởi Cardocorz - Dong riềng đỏ
*Lưu ý: Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng.