Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh Gút

30/07/2019 - Lượt xem: 3277

Gút là bệnh rối loạn chuyển hóa protein làm tăng lượng acid uric trong cơ thể, được biểu hiện bằng những cơn sưng đau dữ dội tại khớp, đặc biệt là khớp bàn ngón chân cái và thường để lại hậu quả nặng nề cho bệnh nhân như hư khớp gối, biến dạng khớp, suy thận, xơ vữa mạch…nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị đúng.

Bệnh gút có mối liên hệ chặt chẽ với việc tăng nồng độ acid uric máu. Căn bệnh này hiện đang có xu hướng gia tăng nhanh trên toàn thế giới trong một vài thập kỉ gần đây, nhất là ở những nước phát triển. Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng của xã hội, tỷ lệ mắc gút đang ngày càng cao ở những nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Biến chứng bệnh Gout

Một số những biến chứng hay gặp và nguy hiểm của bệnh Gút, người bệnh cần quan tâm và theo dõi để kiểm soát đó là:

1. Hạt tophy

Xuất hiện khi bệnh chuyển sang mạn tính. Bản chất của các hạt tophy là tinh thể urat. Hạt tophy có khả năng làm biến dạng các khớp, do đó dần dần sẽ làm hạn chế vận động của khớp, đi lại khó khăn, nặng hơn nữa là gây tàn phế

Các hạt tophy có thể bị vỡ khiến vi khuẩn xâm nhập khớp gây viêm khớp nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết rất nguy hiểm

2. Sỏi thận và bệnh thận

Bệnh gút mạn tính làm tổn thương các mạch máu trong thận, có thể gây lắng đọng muối urat trong thận, tạo thành sỏi thận, do đó làm tăng nguy cơ thận ứ nước, ứ mủ gây suy thận, tăng huyết áp. Lắng đọng tại hệ thống dẫn niệu gây viêm thận kẽ, nhiễm trùng hệ tiết niệu, sỏi thận,..

3. Tim mạch

- Với các bệnh lý mạch máu, nồng độ acid uric tăng cao ảnh hưởng đến chức năng của lớp tế bào nội mạc mạch máu, kích thích giải phóng các gốc tự do, hoạt hóa các chất trung gian của quá trình viêm, gây tăng kết tụ tiểu cầu, tạo các vi huyết khối, các phản ứng viêm mạn tính và về lâu dài làm tổn thương thành mạch. Acid uric tăng cao cũng là yếu tố có giá trị tiên lượng xuất hiện các biến cố tim mạch ở bệnh nhân suy tim, bệnh lý mạch vành.

- Tăng nguy cơ đột quỵ, tai biến: Một trong những biến chứng bệnh gút không thể không kể đến chính là nguy cơ đột quỵ và tai biến của người bị gút thường cao gấp nhiều lần so với người bình thường. Nguyên nhân do tinh thể urat lắng đọng ở những mảng xơ vữa trong lòng mạch máu, gây tổn thương hệ mạch, giảm lưu thông máu, tổn thương van tim.

Ngoài ra, tăng acid uric máu cũng đặc biệt có liên quan đến các bệnh lý mạch máu ngoại vi, mạch cảnh, tiền sản giật và chứng sa sút trí tuệ có nguồn gốc mạch máu.

thực phẩm dành cho bệnh Gout

4. Tiểu đường

Tiểu đường và gút là 2 bệnh liên quan chặt chẽ đến nhau khi 2 bệnh đều rơi vào nhóm người hay ăn nhậu, ăn quá nhiều thực phẩm giàu đạm. Lối sống đó làm cả đường máu tăng và acid uric máu tăng.

Người bị gút thỉnh thoảng sẽ gặp cơn gút cấp, khi gút cấp làm đường máu tăng lên và rối loạn, ngoài ra khi lên cơn gút cấp, người bệnh phải dùng thuốc corticoid- thuốc này cũng làm đường máu tăng lên nhiều.

Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng chỉ ra ở các bệnh nhân đái tháo đường có tăng acid uric thì tỷ lệ biến chứng và tử vong cao hơn ở nhóm bệnh nhân đái tháo đường không có tăng acid uric.

Như vậy, trong cuộc sống hiện đại, bệnh gút được coi là một bệnh liên quan đến lối sống, đối tượng có nguy cơ mắc bệnh gút ngày càng tăng, chính vì thế bệnh gút đang dần trở nên phổ biến và nhiều người mắc hơn. Nếu gút không được điều trị kịp thời, ở giai đoạn cuối cùng, bệnh nhân mất sẽ khả năng vận động, chết vì các biến chứng thận, nhiễm khuẩn, suy mòn. Nhưng nếu phát hiện sớm và điều trị tốt, bệnh nhân sẽ duy trì lâu dài với những triệu chứng nhẹ ban đầu.

Chính vì vậy, để hạn chế các biến chứng do bệnh gút gây ra, người bệnh cần được khám chuyên khoa xương khớp càng sớm càng tốt mỗi khi có đau, viêm khớp. Song song với việc dùng thuốc, cần kết hợp ăn kiêng và tăng lượng nước uống theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị. Các loại phủ tạng động vật, hải sản, rượu bia, chất uống có cồn sẽ làm gia tăng và tái phát bệnh gút nên cần tránh hoặc hạn chế sử dụng

Cần thực hiện chế độ ăn giảm đạm, giảm mỡ, giảm cân (nếu béo phì), ăn nhiều rau, trái cây và uống nhiều nước (khoảng 1,5-2 lít nước/ngày), đặc biệt là nước khoáng kiềm (để tăng cường thải tiết acid uric qua nước tiểu) và không nên để bị đói (vì acid uric trong máu tăng cao khi đói). Nên có chế độ sinh hoạt điều độ, làm việc nhẹ nhàng, tránh mỏi mệt cả về tinh thần lẫn thể chất (tránh lạnh, lao động quá mức, chấn thương, stress...).

Biên tập bởi Cardocorz – Dong riềng đỏ

02439036266