WHO khuyến cáo việc cần làm ngay để có một trái tim khỏe mạnh

30/09/2018 - Lượt xem: 3731

Ngày 29/9 là ngày Tim mạch thế giới, Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra lời khuyên cần thiết để bảo vệ trái tim khỏi những thương tổn, tránh các bệnh về tim mạch như nhồi máu cơ tim và đột quỵ vốn là nguyên nhân số 1 gây tử vong trên toàn cầu.

Hôm nay 29/9 là ngày Tim mạch thế giới, Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra lời khuyên cần thiết để bảo vệ trái tim khỏi những thương tổn, tránh các bệnh về tim mạch như nhồi máu cơ tim và đột quỵ vốn là nguyên nhân số 1 gây tử vong trên toàn cầu.

Theo các chuyên gia tim mạch, trong các bệnh lý tim mạch, nhồi máu cơ tim là bệnh nguy hiểm nhất, tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim chiếm  tới 73%. Trên thế giới mỗi năm có tới 7 triệu người tử vong vì nhồi máu cơ tim.

Đây là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm vì có thể gây tử vong rất nhanh nếu không được cấp cứu kịp thời. Nhồi máu cơ tim có thể xảy ra đột ngột, ngay cả trong lúc người bệnh đang ngủ, chơi hay làm việc. Nhồi máu cơ tim thường gặp ở người lớn tuổi, những người có bệnh mạn tính như tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, tim mạch, người ít vận động hoặc có thói quen hút thuốc lá, ăn nhiều muối và thực phẩm chế biến sẵn… Đáng lo là nhồi máu cơ tim đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa.

Một căn bệnh cũng có tỷ lệ tử vong cao và để lại nhiều di chứng nặng nề giống nhồi máu cơ tim là bệnh tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ. Các bác sĩ cho biết, tai biến mạch máu não là bệnh lý tổn thương một phần não xảy ra đột ngột do mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ. Khi thiếu máu nuôi, não sẽ ngưng hoạt động rồi chết đi trong vòng vài giây đến vài phút. Phần nào của não bị chết thì phần phần cơ thể tương ứng do nó điều khiển sẽ không hoạt động được, biểu hiện bằng liệt nửa người, tê và mất cảm giác nửa người, nói khó, không nói được, hoặc hôn mê...

Ước tính của Hội đột quỵ Việt Nam, mỗi năm Việt Nam có khoảng 200.000 người bị đột quỵ. Có đến 50% số ca đột quỵ diễn biến xấu đi và tử vong. Tuy nhiên nhiều người chưa biết rằng, đột quỵ là bệnh có thể cấp cứu, thời gian vàng để xử trí đột quỵ trong vòng 3 giờ.

WHO khuyến cáo việc cần làm ngay để có một trái tim khỏe mạnh

WHO khuyến cáo việc cần làm ngay để có một trái tim khỏe mạnh

WHO khuyến cáo việc cần làm ngay để có một trái tim khỏe mạnh 2

WHO khuyến cáo việc cần làm ngay để có một trái tim khỏe mạnh 2

WHO khuyến cáo việc cần làm ngay để có một trái tim khỏe mạnh 3

WHO khuyến cáo việc cần làm ngay để có một trái tim khỏe mạnh 3

Nhân ngày Tim mạch thể giới, WHO khuyến cáo, người dân có thể giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ bằng cách:

- Ăn uống lành mạnh

- Tập thể dục đều đặn

- Không hút thuốc lá

- Tránh sử dụng rượu bia

- Uống thuốc nếu được kê đơn

Tránh những hành vi không lành mạnh gây hại cho trái tim của bạn cũng như người thân trong gia đình, như:

- Chế độ ăn uống không lành mạnh

- Không hoạt động thân thể

- Sử dụng thuốc lá và rượu bia ở mức nguy hại

Nếu muốn biết bạn có một trái tim khỏe mạnh không, hãy đi khám bác sĩ ngay hôm nay để biết rõ tình trạng trái tim của mình.

Tại Viện Tim mạch Việt Nam, PGS.TS Tạ Mạnh Cường – Phó Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam (BV Bạch Mai) cho biết, đa số bệnh nhân tim mạch đến khám do có triệu chứng đau ngực, hoặc đau thắt ngực và có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Điều đáng báo động là có rất nhiều thanh niên trẻ tuổi cũng than phiền rằng họ gặp các vấn đề về tim mạch, tăng huyết áp….

"Các cơn đau ngực đôi khi chỉ xảy ra thoáng qua, bệnh nhân nghỉ ngơi là hết nhưng cũng có trường hợp bệnh nhân thấy đau nhói ngực (vùng tim), đau thắt ở ngực bên trái và lan xuống cánh tay trái… người bệnh có cảm giác chưa hề đau vậy bao giờ khiến họ lo lắng và phải vào viện ngay"- PGS. Cường thông tin.

Các chuyên gia khuyến cáo, việc chủ động phòng ngừa bệnh tim mạch là cần thiết nhất. Ngay từ lúc còn trẻ đã phải cố gắng thực hiện được một lối sống lành mạnh để hạn chế đến mức tối đa các yếu tố nguy cơ về tim mạch, cụ thể là: Không hút thuốc lá, thuốc lào; Hạn chế rượu bia; Không nên ăn mặn; Hạn chế các thức ăn có nhiều chất béo động vật, các thức ăn có chứa nhiều cholesterol.

Nên tăng cường ăn rau xanh trong các khẩu phần ăn hàng ngày. Tập thể dục đều đặn và đi bộ nhẹ nhàng hàng ngày (khoảng 30-45 phút mỗi ngày).

Tránh lo âu căng thẳng thần kinh. Nên điều chỉnh để có chế độ sinh hoạt lành mạnh, chế độ nghỉ ngơi một cách hợp lý.

Kiểm tra sức khỏe một cách thường xuyên (nói chung khoảng 6 tháng một lần) có kèm với làm một số xét nghiệm cơ bản nhất như điện tâm đồ, siêu âm tim, sinh hóa máu…

Nếu có các bệnh lý hay yếu tố nguy cơ như rối loạn lipid máu, đái tháo đường, tăng huyết áp thì cần điều trị một cách tích cực để hạn chế tối đa các biến cố có thể xảy ra.

02439036266