Những nghiên cứu hóa học về thực vật chi Canna

28/01/2016 - Lượt xem: 5141

Số loài cây của chi Canna L không nhiều, mà hầu hết là cây cảnh nên những nghiên cứu về hóa học gần như còn bỏ trống. Trong số những loài của chi Canna L đã biết, chủ yếu là cây Canna edulis có củ cho tinh bột nên được nghiên cứu nhiều về tính chất hóa lý của tinh bột.

Trong y học dân gian Thái Lan sử dụng cây Canna indica L để chữa bệnh tiểu đường nên gần đây có nghiên cứu sơ bộ về sàng lọc hóa thực vật. Kết quả cho thấy nước chiết của rễ cây Canna indica L có chứa tannin ngưng tụ (kiểu catechol), flavonoid (kiểu chalcon, aurone và catechin) với hàm lượng cao.

Nghiên cứu hóa học về thực vật chi Canca

Nghiên cứu hóa học về thực vật chi Canca

Từ cây Canna generalis đã phân lập được cyanosid (3-O-Rhamnoglucosyloxycyaninidin)

Nghiên cứu các dich chiết etylaxetate và butanol từ cặn chiết methanol của cây Dong riềng đỏ ở Nhật bản đã phân lập được acid caffeic, acid rosmarinic, acid caffeoyl-4’-hydroxyphenyllactic, acid salvianolic B và 2 chất mới là các este của phenylpropanoid với saccarosa.

Gần đây TS. Phùng Quốc Việt khi nghiên cứu sơ bộ thành phần định tính các nhóm chất của cây Dong riềng đỏ (Canna edulis-Kur), cho biết cây Dong riềng đỏ (Canna edulis – Kur) ở Việt Nam cho phản ứng dương tính với nhiều nhóm chất như: sterol, alkaloid, flavonoid, coumarin, glucoside tim, saponin…

Các sterol có hoạt tính sinh học đã được công bố trên thế giới đó là các glucoside trợ tim khung steran (digitalglucosid có tác dụng tăng cường khả năng làm việc của cơ tim)

Những điều trên chứng tỏ rằng cây Dong riềng đỏ (Canna edulis – Kur) không chỉ có ý nghĩa về kinh tế là cây thực phẩm cung cấp loại nguyên liệu đặc biệt trong việc sản xuất, chế biến miến dong mà còn là cây thuốc dân gian rất có giá trị để phòng và chống một số bệnh tim mạch.

Thạc sĩ Mai Thị Phương Giang

02439036266