Có một nguyên nhân khác cũng gây nhồi máu cơ tim đó là ăn quá no. Theo thống kê, các ca mắc bệnh nhồi máu cơ tim cấp tính do ăn quá no là rất cao. Vậy tại sao ăn quá no lại dẫn tới bệnh này?
- Ăn quá no ảnh hưởng tới hoạt động tự điều tiết của tim: Khả năng tiêu hóa, hấp thụ, bài tiết của cơ thể được thực hiện chủ yếu nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan tiêu hóa và các cơ quan khác. Tim và dạ dày có mối liên hệ mật thiết với nhau. Bình thường khả năng phối hợp của tim rất tốt, có thể điều chỉnh hoạt động tương đối ổn định, nhưng khi mắc bệnh mạch vành, những triệu chứng của bệnh khiến hoạt động nuốt thức ăn của cổ họng và sự co bóp của dạ dày bị ảnh hưởng kéo theo khả năng tự điều tiết của tim bị ảnh hưởng theo.
- Dây thần kinh phế vị (dây X) căng thẳng cao độ: Sau khi ăn, dây thần kinh phế vị trở nên hưng phấn, nó kích thích dạ dày, ruột, túi mật tiết ra dịch vị tiêu hóa thức ăn, đồng thời cũng khiến dạ dày ruột hoạt động mạnh hơn, tăng cường độ co bóp. Nếu ăn quá no, dây thần kinh phế vị sẽ bị kích thích quá mức gây ra hiện tượng co giật và thu nhỏ động mạch vành.
- Làm tăng gánh nặng cho tim, cơ tim thiếu máu trầm trọng: Mạch máu tập trung ở dạ dày và ruột rất nhiều. Sau khi ăn no, dạ dày cần được cung cấp một lượng máu lớn để giúp quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thụ dinh dưỡng được diễn ra thuận lợi. Vì thế tim phải vận chuyển máu nhiều hơn bình thường. Điều này làm giảm lượng máu cung cấp cho cơ tim, tăng gánh nặng cho tim. Người mắc bệnh động mạch vành vốn đã thiếu máu ở cơ tim nên khi ăn no, thì tình trạng này lại càng trầm trọng
- Thể tích dạ dày, áp lực ở khoang ngực tăng đều ảnh hưởng tới tim: Sau khi ăn no, thể tích dạ dày tăng, cơ hoành dịch chuyển lên trên làm tăng áp lực cho khoang ngực, cản trở máu chảy về tim, làm giảm khả năng hoạt động của tim.
Các nguyên nhân trên cho thấy người mắc bệnh động mạch vành sau khi ăn no dễ bị đau tim hoặc nhồi máu cơ tim. Để phòng tránh hiện tượng này, ngoài việc điều trị bằng thuốc thì ăn uống khoa học là vô cùng quan trọng. Nên áp dụng nguyên tắc ăn ít và chia làm nhiều bữa, ăn thực phẩm dễ tiêu hóa như: gạo, mì gạo, đậu và các chế phẩm từ đậu, các loại rau xanh, các loại cá và hoa quả tươi.. thực hiện chế độ nghỉ ngơi hợp lý, khi ăn nên chậm rãi, không vội vàng. Ăn chậm nhai kỹ vừa đảm bảo về mặt dinh dưỡng vừa có thể giảm áp lực làm việc cho tim, tránh bị đau thắt hoặc nhồi máu cơ tim.
Biên tập bởi www.cardocorz.vn