Lời khuyên sau đặt stent mạch vành

19/04/2018 - Lượt xem: 5840

Xơ vữa động mạch là một bệnh lý do các mảng xơ vữa cholesterol bám vào lớp nội mạc của thành mạch dẫn đến lòng mạch bị hẹp, tình trạng này ảnh hưởng lên các động mạch toàn cơ thể, trong đó có động mạch vành. Để khắc phục sự cố này, y học đã phát minh ra phương pháp đặt stent.

Lời khuyên sau đặt stent mạch vành

Tim có chức năng như một cái bơm, nhiệm vụ của nó là bơm máu đi khắp cơ thể để nuôi dưỡng các tế bào, nhưng chính bản thân tế bào cơ tim cũng phải được cung cấp máu qua một hệ động mạch gọi là hệ mạch vành (coronary arteries)

Xơ vữa động mạch là một bệnh lý do các mảng xơ vữa cholesterol bám vào lớp nội mạc của thành mạch dẫn đến lòng mạch bị hẹp, tình trạng này ảnh hưởng lên các động mạch toàn cơ thể, trong đó có động mạch vành. Để khắc phục sự cố này, y học đã phát minh ra phương pháp đặt stent.

Lợi ích của đặt stent mạch vành

Phương pháp đặt stent mạch vành là một kỹ thuật y học có từ năm 1977 và được phát triển mạnh trong những năm gần đây, kỹ thuật này thường được thực hiện tại các trung tâm hay bệnh viện chuyên khoa tim mạch đem lại niềm vui cho nhiều bệnh nhân bị hẹp hay tắc nghẽn động mạch vành.

Thông thường bác sĩ chỉ định đặt stent khi động mạch vành bị hẹp 70% khẩu kính trở lên ( đối với mảng xơ vữa ổn định) hoặc bị cục máu đông làm tắc nghẽn lòng mạch. Đặt stent giúp giải quyết sự lưu thông mạch vành, nhưng không ngăn ngừa được tình trạng xơ vữa động mạch. Cho nên động mạch vành vẫn có thể bị hẹp lại hoặc tắc nghẽn ở các nhánh khác. Do đó , sau khi được đặt stent , người bệnh phải dùng thuốc điều trị nội khoa trong đó vai trò của các thuốc chống ngưng kết tiểu cầu là rất quan trọng tránh biến chứng tắc mạch vành cấp do huyết khối (aspirin, clopidogrel,....) ngoài ra phải sử dụng thuốc điều trị bệnh nội khoa mãn tính như huyết áp cao, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipit.....

đặt stent mạch vành

Hình ảnh minh họa đặt stent mạch vành

Tuy nhiên, không phải cứ tái lưu thông mạch vành xong là giải quyết được tất cả vấn đề và bệnh nhân không cần phải theo dõi điều trị gì. Theo GS. Patrick W.Serruys (Rotterdam, Hà lan), sau một năm tái thông mạch vành, tỉ lệ can thiệp lại ( đặt stent) là 16,3%. Cũng như  một nghiên cứu mang tên Orbita trên 200 bệnh nhân bị hẹp nghiêm trọng (>=70%) do Rasha AI-Lamee của “Viện Tim và Phổi Quốc gia” tại Imperial College London là tác giả chính của nghiên cứu cho biết: "Đáng ngạc nhiên là mặc dù stent cải thiện đáng kể việc cung cấp máu nhưng chúng không làm giảm các triệu chứng so với phương pháp điều trị nội khoa tích cực, ít nhất trong nhóm bệnh nhân ở nghiên cứu này"

Chế độ sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi sau đặt stent mạch vành

Đây là yếu tố quyết định sự thành công của bệnh nhân sau đặt stent. Tuy nhiên trên 60% bệnh nhân vẫn chưa hiểu được tầm quan trọng của chế độ chăm sóc sức khỏe sau đặt stent. Nguy hiểm hơn, nhiều bệnh nhân cho rằng , đặt stent xong là khỏi hẳn bệnh mạch vành, có thể sinh hoạt bình thường. Đó là một sai lầm lớn, vì đặt stent chỉ giúp dòng máu lưu thông lại bình thường, mà không giúp điều trị những chỗ hẹp của các nhánh mạch vành khác đã có trước đó do xơ vữa động mạch. Do vậy, nếu bệnh nhân chủ quan không tuân thủ chế độ chăm sóc sức khỏe theo hướng dẫn của bác sĩ thì nguy cơ tái phát bệnh rất cao, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.

Sau khi làm thủ thuật, bệnh nhân có thể rời khỏi giường nhưng cố gắng nghỉ ngơi tối đa trong hai ngày đầu. Trong tuần lễ đầu tiên sau đặt stent, không leo cầu thang, không nên tự lái xe, đi xe đạp, đi du lịch, có thể đi bộ nhẹ nhàng từ từ 15 phút mỗi ngày. Sang tuần thứ hai có thể tăng dần hoạt động cơ thể lên một chút, đi bộ xa hơn một chút nhưng không quá 20 phút mỗi ngày, không nên chạy bộ. Người bệnh có thể trở lại làm việc sau 2 tuần, nhưng nhớ giảm giờ làm trong những tuần lễ đầu để tránh mệt mỏi quá mức. Đặc biệt, trong tháng đầu tiên có thể làm bếp, nấu ăn nhưng không nên đứng quá lâu trên 20 phút, không khuân vác hoặc các hoạt động thể lực nặng, không tham gia bất kỳ môn thể thao nào. Một điều rất quan trọng là bệnh nhân luôn luôn giữ tâm lý ổn định, tránh xúc động quá mức, tránh căng thẳng stress trong công việc....

Về lâu dài bệnh nhân nên có chế độ làm việc, học tập, sinh hoạt, nghỉ ngơi có giờ giấc hợp lý, ổn định, điều hòa. Không nên thức khuya, tránh dùng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.... có thể tham gia các hoạt động thể lực nhẹ, tốt nhất là đi bộ mỗi ngày 30 phút. Trong quá trình đi bộ nếu thấy đau ngực xuất hiện hoặc khó thở, nên ngừng vận động và báo cho bác sĩ.

Những bệnh nhân đặt stent trong độ tuổi lao động, sau khi đặt stent phải tuân thủ các chế độ thuốc men, ăn uống, làm việc, sinh hoạt và nghỉ ngơi một cách hợp lý, phải có cuộc sống lành mạnh, tuyệt đối tuân thủ sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị để tránh những điều đáng tiếc xảy ra.

Về chế độ dinh dưỡng : cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý để kiểm soát các bệnh kèm theo có nguy cơ làm tăng xơ vữa mạch vành( huyết áp , mỡ máu, đái tháo đường ...) phải dùng nhiều trái cây, rau quả, ngũ cốc thô là những loại hạt còn lớp vỏ lụa bên ngoài. Giảm ăn mỡ và muối, nên bổ sung các thực phẩm được chế biến từ cá. Quan trọng là người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không được chủ quan mà tự ý bỏ thuốc. Hiện nay rất nhiều người bệnh sau đặt stent đã uống thêm chế phẩm từ dong riềng đỏ để hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ tái hẹp cũng như xơ vữa tại các nhánh mạch vành khác.

Biên tập bởi Cardocorz.vn

 

02439036266