Biến chứng nhồi máu cơ tim từ cục máu đông

15/05/2019 - Lượt xem: 2839

Nhồi máu cơ tim là một bệnh tim mạch nguy hiểm và ngày càng trở nên phổ biến với những con số đáng báo động. Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, tỉ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim có thể giảm nhưng những biến chứng mà nó để lại thì luôn là vấn đề trăn trở của giới y học. Nguyên nhân chính gây ra nhồi máu cơ tim chính là cục máu đông.

Nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim

Nguyên nhân chính gây nhồi máu cơ tim là do cục máu đông có liên quan đến mảng xơ vữa động mạch, làm tắc động mạch vành (mạch máu cung cấp oxy và dinh dưỡng cho cơ tim). Mảng xơ vữa động mạch với thành phần gồm cholesterol, canxi, mảnh vỡ tế bào tích tụ dần theo thời gian và bám vào thành mạch máu; khi mảng xơ vữa bị nứt vỡ ra, theo dòng chảy của máu đến động mạch nhỏ hơn bít tắc lại, dẫn đến vùng cơ tim được nuôi dưỡng bởi mạch đó không được nuôi, hậu quả là vùng cơ tim đó bị hoại tử và chết; gây nên tình trạng nhồi máu cơ tim cấp nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Ngoài ra, tình trạng co thắt động mạch vành cũng là một nguyên nhân khiến dòng máu trong lòng động  mạch vành ngưng trê, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trong lòng mạch gây nhồi máu cơ tim.

Những dấu hiệu nghi ngờ nhồi máu cơ tim

Dấu hiệu thường gặp và điển hình nhất khi bị nhồi máu cơ tim là đau tức ngực trái dữ dội. Cơn đau được mô tả với cảm giác đè ép, bó chặt ngực, thường kéo dài khoảng 15-30 phút. Trong cơn đau, người bệnh vã mồ hôi, kèm khó thở, mệt mỏi, không dám vận động mạnh vì cơn đau sẽ tăng. Cơn đau thắt ngực của người bệnh có thể lan ra cánh tay, cẳng tay đến ngón tay trái, hoặc lan ra sau lưng hoặc lan lên hàm dưới trái.

Những trường hợp người bệnh đã có tiền sử thiếu máu cơ tim, bất chợt xuất hiện đau ngực dữ dội, cơn đau khác thường, không đáp ứng với các thuốc giảm đau giãn mạch vành thường dùng, cần phải gặp bác sĩ để được tham khám lại và tư vấn kịp thời.

Đối với những người có yếu tố nguy cơ cao như mắc tiểu đường, rối loạn mỡ máu, hút thuốc là, thừa cân, béo phì,... mà chưa được chẩn đoán thiếu máu cơ tim (bệnh động mạch vành gây thiếu máu cơ tim); khi xuất hiện triệu chứng đau tức ngực như trên cần phải đến cơ sở y tế ngay để được chẩn đoán và xử trí đúng lúc, đúng cách. Trong quá trình di chuyển, cần sử dụng các phương tiện an toàn (xe cấp cứu hoặc taxi), tránh vận động gắng sức khi di chuyển.

Lời khuyên dành cho người bệnh sau nhồi máu cơ tim

Sau nhồi máu cơ tim, người bệnh phải hết sức lưu ý về chế độ ăn uống, sinh hoạt và làm việc; bởi không phải đã bị nhồi máu cơ tim rồi là không bị lại nữa.

Về công việc

Hầu hết các trường hợp người bệnh nhồi máu cơ tim không có biến chứng gì đều có thể tiếp tục công việc của mình. Nhưng vẫn cần nghỉ ngơi sau khi xuất viện 2-3 tuần trước khi bắt đầu. Nghỉ lâu quá cũng không phải là tốt; vì nghỉ lâu sẽ càng khiến người bạn yếu thêm, lại nghĩ ngợi bị quan, rồi mất thói quen nghề nghiệp; sẽ khiến việc đi làm lại của bạn trở nên khó khăn hơn.

Người bệnh lao động trí óc có thể trở lại làm việc sớm hơn người lao động chân tay. Chỉ cần bạn tránh hoặc giảm tối đã những bữa tiệc tùng, hút thuốc lá, uống rượu bia và thức khuya.

Đối với những người lao động chân tay nặng thì phải nghỉ lâu hơn, thậm chí là phải đổi nghề sang một công việc đỡ tốn sức hơn, phù hợp với khả năng của tim sau bệnh hơn.

Về rèn luyện thể dục thể thao

Việc tập luyện thể dục thể thao nên bắt đầu càng sớm càng tốt. Có thể bắt đầu tập luyện thể thao từ ngày thứ 2-3 theo nguyên tắc từ nhẹ đến nặng, từ dễ đến khó. Có thể tập đi bộ nhẹ nhàng tăng dần, đi lại trong nhà, ngoài sân, đi đường bằng rồi đi lên bậc thang, leo dốc nhẹ. Vài tuần sau đó có thể làm các công việc nhà như giặt giũ, dọn dẹp nhẹ nhàng. Sau đó có thể lựa chọn các bộ môn thể thao yêu thích, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của bản thân như chơi tennis, bóng chuyền hơi, bơi lội, đi bộ, chạy bộ, đạp xe,...Chú ý không tham chơi quá sức, không chơi với hình thức thi đấu, nếu thấy tức ngực, khó thở, chóng mặt, tim đập nhanh, cần phải nghỉ ngơi một lúc trước khi tiếp tục.

Vào mùa lạnh nên tập nhẹ hơn mùa nóng, thời tiết xấu nên tập trong nhà, tốt nhất là có máy tập (chạy, đạp xe,...). Không nên tập ta, lặn dưới nước,... Trước khi luyện tập một môn thể thao mới, hãy trao đổi với bác sĩ để được đưa ra lời tư vấn sát thực nhất.

Về tâm lý

Nhiều người bệnh sau bị nhồi máu cơ tim thường bi quan về bệnh, nghĩ rằng mình không làm được gì nữa,... và lo lắng vì sợ bị tái phát dẫn tới mất ngủ, mất bình tĩnh. Đó là những điều không nên bởi vì hoàn toàn có thể sống chung bình thường với nhồi máu cơ tim. Hơn nữa với sự phát triển của khoa học kĩ thuật hiện đại và các phương pháp điều trị mới hiện này hoàn toàn có thể giúp phòng ngừa và điều trị hiệu quả bệnh của mình. Quan trọng là tâm lý phải thật sự thoải mái, lạc quan để chiến đấu với bệnh tật; đặc biệt là thật sự tỉnh táo trước những lời khuyên, lời tư vấn thiếu tính xác thực nhằm mục đích kinh doanh.

Chế độ ăn uống và dùng thuốc hợp lý

Chế độ ăn uống rất quan trọng đối với người bệnh sau nhồi máu cơ tim. Chế độ ăn uống hợp lý giúp kiểm soát được huyết áp, đường huyết, mỡ máu,... từ đó kiểm soát được nhồi máu cơ tim. Không sử dụng những loại thực phẩm chứa nhiều mỡ xấu như phủ tạng động vật, mỡ động vật, đồ muối sẵn như dưa cà muối, và các loại thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh… Nên sử dụng tăng cường ngũ cốc nguyên cám, rau xanh và trái cây cho cơ thể. Đồng thời, cần tuyệt đối bỏ thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu bia cùng các chất kích thích một cách tối đa.

Uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị, đúng loại, đúng liều lượng, đúng giờ. Tuyệt đối không được tự ý bỏ thuốc hoặc đổi loại thuốc nếu chưa được sự đồng ý của bác sĩ. Tái khám định kỳ theo đúng hẹn để phát hiện sớm những biến đổi bất thường của sức khỏe. 

Biên tập bởi Cardocorz – Cao Dong riềng đỏ

02439036266