Bệnh suy tim có nguy hiểm không?

22/11/2016 - Lượt xem: 5475

Suy tim là tình trạng bệnh lý khá phổ biến hiện nay và là một vấn đề lớn trong y học. Nếu không được quan tâm đúng cách bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng và để lại những hậu quả khó lường cho người bệnh. Hi vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc về Bệnh suy tim có nguy hiểm không?

Suy tim có nguy hiểm không?

Bình thường, tim và hệ tuần hoàn luôn có sự điều chỉnh, thích nghi để đảm bảo cung cấp oxy đủ theo nhu cầu của cơ thể trong điều kiện hoạt động của cuộc sống. Khi tim bị suy, tim không còn đủ khả năng cung cấp oxy (máu) theo nhu cầu của cơ thể nữa.

Bệnh suy tim có nguy hiểm không?

Bệnh suy tim có nguy hiểm không?

Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tinh có khoảng 5 triệu người mới mắc suy tim hằng năm trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, chúng ta chưa có thống kê trong cộng đồng, nhưng theo thống kê trong bệnh viện, có tới trên 60% bệnh nhân nội trú trong các khoa tim mạch bị suy tim ở các mức độ khác nhau.

Tiên lượng của bệnh nhân bị suy tim là xấu khi bệnh nhân có nhiều biểu hiện trên lâm sàng hoặc các triệu chứng biểu hiện ngày một tăng dần lên. Suy tim để lại hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của bản thân người bệnh. Những người mắc bệnh suy tim thường xuyên mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, đau tức ngực, ho, khó thở,…; các triệu chứng này làm cho mọi hoạt động của người bệnh bị hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nếu tình trạng ấy kéo dài và không được điều trị đúng cách, kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Tại sao lại bị suy tim?

Tim là một cơ quan quan trọng trong cơ thể, hoạt động như một cái bơm tống máu đi khắp các cơ quan bộ phận của cơ thể. Vì một lý do nào đó làm ảnh hưởng đến chức năng của tim, khiến tim không cung cấp đủ máu đi nuôi dưỡng, khi vượt quá ngưỡng sẽ xảy ra suy tim với những hệ lụy khó lường.

 Suy tim có thể là hậu quả của nhiều bệnh tim mạch như tăng huyết áp mà không được kiểm soát, bệnh lý van tim, bệnh cơ tim (thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, phì đại cơ tim…), bệnh động mạch vành có thể làm suy yếu cơ tim theo thời gian hoặc đột ngột; bệnh tim bẩm sinh; nhiễm trùng làm suy yếu cơ tim… Nó cũng có thể là hậu quả do thuốc điều trị bệnh gây ra hoặc do những bệnh lý khác góp phần vào suy tim: Bệnh khí phế thũng, bệnh lý về tuyến giáp,các bệnh chuyển hóa (đái tháo đường, mỡ máu);…

Phát hiện suy tim bằng cách nào?

Bệnh suy tim có nhiều biểu hiện khác nhau, trong đó khó thở  là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất, có thẻ khó thở khi gắng sức, khi nằm, khó thở về đêm hoặc khó thở cả khi nghỉ ngơi. Tuy nhiên, không phải cứ khó thở khi làm việc nặng là bị suy tim bởi cũng có những bệnh khiến bệnh nhân khó thở như thiếu máu cơ tim, các bệnh lý hô hấp,…

 Ho cũng là một biểu hiện khác của suy tim. Ho thường là kho khan, cũng có thể kèm  theo khạc ra đờm lẫn máu, ho tăng khi nằm ngủ.

Ngoài ra có thể có các biểu hiện đau tức ngực, hồi hộp trống ngực, đau sau xương ức lan ra cánh tay, mệt mỏi, phù , tiểu đêm, tiểu ít, chóng mặt, đau đầu,…

Khi có các biểu hiện trên kèm theo các yếu tố nguy cơ như hút thuốc là, uống rượu bia, thừa cân, béo phì, đái tháo đường,… hãy đến cơ sở y tế để được khám xét và điều trị kịp thời đúng người đúng bệnh. Để chẩn đoán chính xác bệnh suy tim, cần tiến hành thăm khám, kiểm tra bằng các công cụ hỗ trở và đánh giá dựa theo tiêu chuẩn chẩn đoán suy tim.

Hậu quả nghiêm trọng do bệnh suy tim gây ra

Suy tim nếu không được điều trị kịp thời, tích cực và đúng cách có thể dẫn đến những mối nguy hiểm khó lường, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Mức độ biến chứng của bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguyên nhân, độ nghiêm trọng, sức khỏe và tuổi tác của người bệnh.

Bệnh suy tim nếu không được điều trị có thể nguy hiểm tới tính mạng

Bệnh suy tim nếu không được điều trị có thể nguy hiểm tới tính mạng

Suy tim là một bệnh mãn tính, tiến triển theo thời gian và sẽ nặng dần lên nếu không được điều trị đúng cách. Nếu bạn đang bị hẹp, hở van tim, cao huyết áp, thiểu năng mạch vành… hãy dành 2 phút trao đổi trực tiếp với Bác Sĩ Tim Mạch theo số máy 0932319099 để được hướng dẫn liệu pháp phòng và trị suy tim phù hợp. 

Suy tim dẫn đến suy thận

Suy tim có thể làm giảm lưu lượng dòng máu đi tới thận, và có thể gây suy thận nếu không được điều trị. Suy thận đòi hỏi phải lọc máu và áp dụng các biện pháp hỗ trợ để điều trị gây tốn kém và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.

Ảnh hưởng đến van tim do suy tim

Van tim có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giữ cho dòng máu chảy theo một chiều nhất định. Chúng kiểm soát dòng chảy của máu qua các buồng tim bằng cách đóng mở van mỗi khi tim co bóp. Khi bệnh nhân bị suy tim, máu và chất lỏng tích tụ lại trong tim gây ảnh hưởng xấu tới van tim khiến cho chức năng của bộ phận này bị ảnh hưởng.

Suy tim làm tổn thương gan

Suy tim làm tim kém hoạt động, máu không được lưu thông tốt trong cơ thể, dẫn đến sự tích tụ, tạo áp lức quá nhiều đến gân gây tổn thương gan, làm chức năng hoạt động cảu gan kém đi, thậm chí dẫn tới các bệnh nguy hiểm về gan khác.

Đau tim và đột quỵ

Khi bệnh nhân bị suy tim, do dòng máu lưu thông không thuận lợi làm gia tăng nguy cơ hình thành cục máu đông bít tắc lòng mạch dẫn đến những cơn đau tim hoặc đột quỵ. Đây là một hậu quả nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng của người bệnh và cần được phát hiện kịp thời.

Vì vậy, người bệnh suy tim cần có chế độ ăn uống, luyện tập và điều trị phù hợp để tránh sự tiến triển bệnh cũng như những hệ quả nguy hiểm cho sức khỏe. Biện pháp tốt nhất là nên chủ động phòng bệnh ngay khi còn khỏe mạnh để suy tim không còn là nỗi lo lắng đối với bạn và gia đình.

Biên tập Cardocorz - Dong riềng đỏ

"Chế phẩm Nạp khí được bào chế từ Ngọc trúc và các thảo dược quý giúp cường tim, mạnh tâm khí, giảm nguy cơ giãn cơ tim. Phù hợp sử dụng cho người hẹp hở van tim, bị suy tim nhẹ và vừa; người có nguy cơ giãn, dày cơ tim do huyết áp cao, thiếu máu cơ tim."

02439036266