Bệnh huyết áp cao và giải pháp điều trị hiệu quả

07/09/2016 - Lượt xem: 4691

Huyết áp cao là căn bệnh không còn gì lạ với nhiều bệnh nhân, kể cả những bệnh nhân tim mạch, bởi huyết áp cao nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời rất dễ biến chứng thành những bệnh tim mạch nguy hiểm đến tính mạng, theo thống kê của tổ chức y tế thế giới, tỉ lệ người mắc bệnh huyết áp cao ngày một gia tăng và không có biểu hiện dừng lại. Do đó, cần được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Sau đây bacsitimmach.com.vn chia sẻ tới bạn đọc những thông tin tổng quan về bệnh huyết áp cao cũng như giải pháp xử trí bệnh an toàn và hiệu quả.

Khái niệm bệnh huyết áp cao là gì?

Huyết áp cao là bệnh gì? đây một trong những câu hỏi mà kể cả nhiều bệnh nhân cao huyết áp cũng không biết câu trả lời. Huyết áp được biết đến là áp lực của máu lên thành mạch. Việc tăng huyết áp, đồng nghĩa với áp lực của máu lên thành mạch gia tăng gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh.

Bệnh huyết áp cao và giải pháp điều trị hiệu quả

Bệnh huyết áp cao và giải pháp điều trị hiệu quả

Theo hiệp hội tăng huyết áp thì một người lớn bị tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140mmHg và/ hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 90mmHg.

Các triệu chứng điển hình của bệnh huyết áp cao

Đa số bệnh nhân tăng huyết áp không có các triệu chứng rõ ràng cho đến khi phát hiện bệnh, ngay cả khi huyết áp ở mức nguy hiểm. Đau đầu vùng chẩm (vùng đầu trên gáy) là triệu chứng thường gặp nhất. Các triệu chứng khác có thể gặp là đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, hồi hộp, mệt mỏi, khó thở, mờ mắt, chảy máu cam... Đây là các triệu chứng không đặc hiệu cho bệnh cao huyết áp.

Có nhiều trường hợp phát hiện tăng huyết áp chỉ khi đi kiểm tra sức khỏe định kỳ hay đi khám các bệnh khác.

Nguyên nhân dẫn đến huyết áp cao

Có hai loại huyết áp cao, đó là:

  • Tăng huyết áp thứ phát

Một số người có huyết áp cao gây ra bởi các bệnh khác hay thuốc sử dụng gọi là tăng huyết áp thứ phát.. Một số bệnh hay thuốc có thể dẫn đến tăng huyết áp thứ phát, bao gồm: Các vấn đề về thận, các khối u ở tuyến thượng thận, một số khiếm khuyết trong các mạch máu (khiếm khuyết bẩm sinh), một số thuốc sử dụng như thuốc tránh thai, thuốc thông tắc mũi, thuốc giảm đau và một số loại thuốc kê đơn, các loại thuốc bất hợp pháp như các thuốc kích thích...

  • Tăng huyết áp tiên phát (tăng huyết áp vô căn)

Đối với hầu hết người trưởng thành mắc tăng huyết áp không tìm được nguyên nhân. Đây là loại huyết áp cao có xu hướng phát triển dần dần qua nhiều năm.

Yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh cao huyết áp

Huyết áp cao có rất nhiều yếu tố nguy cơ, bao gồm:

  • Lịch sử gia đình: Tăng huyết áp thường có truyền thống gia đình
  • Thừa cân hoặc béo phì, không vận động là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến cao huyết áp
  • Tuổi: Tuổi càng cao tỷ lệ tăng huyết áp càng tăng.
  • Chủng tộc: Người da đen có tỷ lệ tăng huyết áp cao hơn so với người da trắng và da vàng.
  • Sử dụng thuốc lá: Các hóa chất có trong thuốc lá có thể làm tổn thương niêm mạc của thành động mạch trong cơ thể. Điều này làm thu hẹp lòng các động mạch, tăng huyết áp. Khói thuốc lá cũng có thể gây tăng huyết áp.
  • Quá nhiều muối trong chế độ ăn uống cũng có thể làm cơ thể giữ lại chất dịch, làm tăng huyết áp.
  • Một số bệnh mãn tính cũng có thể làm tăng nguy cơ huyết áp cao, như cholesterol máu cao, tiểu đường, bệnh thận và ngừng thở khi ngủ.
  • Đôi khi mang thai góp phần làm tăng huyết áp.
  • Uống quá nhiều rượu: Uống nhiều hơn hai ly rượu trong một ngày cũng có thể làm tăng huyết áp, vì nó khiến cơ thể giải phóng các hormone làm tăng lưu lượng máu và nhịp tim.
  • Căng thẳng, stress: Căng thẳng thường xuyên có thể dẫn đến tăng huyết áp.

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh huyết áp cao

Áp lực tác động vào thành động mạch quá lớn gây ra tăng huyết áp, có thể làm tổn thương các mạch máu cũng như các cơ quan trong cơ thể. Huyết áp càng lớn, càng không kiểm soát được càng dẫn đến nhiều biến chứng.

  • Phình mạch: Tăng huyết áp có thể khiến mạch máu yếu đi và lồi ra tạo thành phình mạch. Nếu phình mạch bị vỡ, có thể đe dọa đến tính mạng.
  • Suy tim: Để bơm máu chống lại các áp lực cao hơn trong lòng mạch, cơ tim sẽ dày lên và hoạt động nhiều hơn. Lâu dần cơ tim suy yếu và dẫn đến suy tim.
  • Đau tim hay đột quỵ: Huyết áp cao có thể gây xơ cứng và dày các thành động mạch (xơ vữa động mạch), thiếu máu cơ tim, có thể dẫn đến một cơn đau tim, đột quỵ.
  • Suy thận và làm tắc hẹp động mạch thận
  • Các mạch máu trong mắt bị dày lên, hẹp hay bị rách làm giảm thị lực.

Giải pháp cho người bệnh huyết áp cao

Thay đổi lối sống hàng ngày để kiểm soát huyết áp cao

Ngoài việc kiểm soát tăng huyết áp bằng thuốc, bệnh nhân nên kết hợp thay đổi lối sống lành mạnh để giảm huyết áp.

Giải pháp điều trị bệnh huyết áp cao hiệu quả

Giải pháp điều trị bệnh huyết áp cao hiệu quả

  • Ăn thực phẩm lành mạnh: Tăng cường ăn trái cây, rau, ngũ cốc và thực phẩm từ sữa ít chất béo. Các thực phẩm giàu kali, có thể giúp ngăn ngừa và kiểm soát huyết áp cao. Ăn ít các chất béo bão hòa.
  • Giảm muối trong chế độ ăn uống: Chỉ nên ăn 2-3 g muối mỗi ngày để hạn chế tăng huyết áp. Hạn chế các thực phẩm đóng hộp có hàm lượng muối cao.
  • Duy trì trọng lượng khỏe mạnh. Giảm cân nặng nếu thừa cân, béo phì.
  • Tăng cường hoạt động thể chất. Thường xuyên luyện tập có thể giúp giảm huyết áp.  Nên luyện tập ít nhất 30 phút hoạt động thể chất mỗi ngày.
  • Hạn chế uống rượu, không hút thuốc lá và không sử dụng các chất kích thích để hạn chế tăng huyết áp.
  • Quản lý căng thẳng. Tránh các căng thẳng trong cuộc sống, tập thư giãn như hít thở sâu hay tập thiền.
  • Theo dõi huyết áp ở nhà. Nên có máy đo huyết áp điện tử tại nhà đê theo dõi huyết áp thường xuyên và kiểm soát tốt các chỉ số huyết áp hàng ngày.

Các loại thuốc dùng trong bệnh tăng huyết áp cao

Tùy từng trường hợp cụ thể mà các bác sĩ sẽ kê các thuốc huyết áp phù hợp. Không tự ý sử dụng thuốc huyết áp cũng như không được tự ý bỏ thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Một số nhóm thuốc huyết áp hay sử dụng: Thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn thụ thể AT1, thuốc chẹn kênh can xi, thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc giãn mạch...

Để kiểm soát tốt huyết áp cho bệnh nhân mà các bác sĩ có thể sử dụng đơn lẻ một loại thuốc hay sử dụng phối hợp nhiều loại thuốc huyết áp.

Biên tập bởi Cardocorz - Cao dong riềng đỏ

02439036266