Cảnh báo nguy cơ biến chứng tim mạch khi trời nắng nóng

22/07/2018 - Lượt xem: 2856

Thời tiết nắng nóng của mùa hè làm ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của chúng ta. Nhất là đối với bệnh nhân tim mạch thì mối nguy hiểm khi thời tiết nắng nóng là không hề nhỏ. Nếu không cẩn thận, người bệnh tim mạch, đặc biết là tăng huyết áp, suy tim, bệnh mạch vành sẽ gặp những hậu quả khôn lường.

Nắng nóng ảnh hưởng như thế nào tới bệnh tim mạch?

Nhiệt độ những ngày gần đây dao động trong khoảng 37-40 độ, nắng nóng gay gắt khiến những người khỏe mạnh bình thường cũng cảm thấy mệt mỏi. Tỉ lệ người bệnh biến chứng tim mạch gia tăng khi thời tiết nắng nóng, biến đổi thất thường.

Cơ thể chúng ta luôn có sự tự điều chỉnh để thích nghi với hoàn cảnh, khi trời nóng bức, cơ thể sẽ tăng tiết mồ hôi, giãn mạch ngoại biên để giảm nhiệt, làm mát. Mồ hôi bị tiết ra nhiều sẽ khiến cơ thể bị mất nước, giảm thể tích máu lưu thông, trong khi tim vẫn làm việc đều để bơm đủ lượng máu đi khắp cơ thể, do đó, tim phải co bóp nhiều hơn, tăng tần số tim đảm bảo hoạt động. Ngoài ra, khi mất quá nhiều dịch, thân nhiệt sẽ tăng lên khiến các cơ quan trong cơ thể có thể bị tổn thương khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung, hồi hộp trống ngực, nhịp tim rối loạn, huyết áp tăng, hoa mắt chóng mặt, choáng váng,...

Với các bệnh nhân tin mạch như tăng huyết áp, suy tim, bệnh mạch vành, khi thời tiết nắng nóng, oi bức, tim tăng sức co bóp sẽ làm tăng gánh nặng cho tim, khiến huyết áp ngày càng tăng cao, tình trạng suy tim nặng lên, thậm chí có thể tử vong do nắng nóng. Hơn nữa, khi tim làm việc gắng sức, nhu cầu oxy cho cơ tim sẽ tăng lên, những người bệnh mạch vành gây thiếu máu cơ tim sẽ gặp phải những cơn đau thắt ngực nhiều hơn, mệt mỏi, khó thở và dễ bị nhồi máu cơ tim hơn. Trường hợp người bệnh đã đặt stent mạch vành hoặc can thiệp tim mạch khác như thay van tim cơ học, khi cơ thể bị mất nước nhiều sẽ khiến máu dễ bị cô đặc, dễ gây hình thành cục máu đông, bít tắc lòng mạch, gây ra hậu quả thật khó lường, người bệnh có thể đột tử bất cứ lúc nào.

Dấu hiệu nào cảnh báo nguy hiểm khi trời nắng nóng

Trời nắng gắt, oi bức của ngày hè khiến cơ thể chúng ta dễ gặp hai tình huống kiệt sức do nóng và sốc nhiệt, nhất là đối với người bệnh tim mạch thì 2 tình huống này càng dễ xảy ra.

Kiệt sức do nóng:

Người bệnh thường có biểu hiện vã mồ hôi nhiều, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, chuột rút, mạch nhanh, nhịp thở thanh nông.

Sốc nhiệt:

Đây là tình trạng bệnh lý nặng nhất do nắng nóng gây ra, là khi cơ thể không còn khả năng điều hòa thân nhiệt. Lúc này, nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên tới 40 độ hoặc cao hơn trong khoảng 10-15 phút. Biểu hiện thường gặp là nhiệt độ cơ thể tăng, không ra mồ hôi, hoa mắt chóng mặt, đau đầu dữ dội, choáng váng, nôn mửa; da đỏ, nóng, khô, mạch nhanh, có thể bất tỉnh.

Bên cạnh đó, những người bệnh tim mạch có thể có các biểu hiện đi kèm như tăng huyết áp, đau tức ngực, mệt mỏi,...

Làm gì để phòng tránh nắng nóng ở người bệnh tim mạch

Trong thời tiết nắng nóng, người bệnh tim mạch tốt nhất nên ở trong nhà, tránh đi ra ngoài trời khi không cần thiết, nhất là trong khoảng thời gian từ 10-16h. Nếu cần phải ra ngoài, người bệnh nên lựa chọn những trang phục thoải mái, tránh bó sát, đội mũ nón và sử dụng những biện pháp chống nắng cần thiết. Nên lựa chọn ra ngoài vào sáng sớm hoặc chiều tối.

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh tim mạch. Không nên ăn quá no, ăn thức ăn dễ tiêu. Tăng cường nhiều hoa quả tươi nhất là các loại quả mát như cam, quýt, chuối, nho, dâu tây, nước dừa,... để cung cấp thêm khoáng chất và điện giải cho cơ thể. Hạn chế tối ưu việc sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thức uống có cồn, đồ uống có gas.

Uống đủ nước. Thời tiết nắng nóng, nước là thức uống không thể thiếu với mỗi người. Hãy đảm bảo rằng lượng nước uống bạn đưa vào cơ thể hàng ngày là đủ, bạn nên đem theo 1 bình đựng nước theo người để uống. Tuy nhiên với người bệnh suy tim thì không nên uống quá nhiều nước vì nó sẽ làm nặng thêm tình trạng bệnh.

Hạn chế các hoạt động thể lực không cần thiết để tránh mất nước, tăng gánh cho tim. Việc hoạt động quá nhiều sẽ càng khiến cho cơ thể bạn mất nước. Do vậy, khi thời tiết quá nắng nóng, bạn nên hạn chế hoạt động thể lực, nhưng không phải là bỏ hoàn toàn việc tập luyện hàng ngày để nâng cao sức khỏe mà là điều chỉnh thời gian cho hợp lý.

Khi sử dụng điều hòa trong phòng, người bệnh không nên để nhiệt độ ở mức quá thấp, chênh lệch nhiều so với nhiệt độ ngoài trời, vì điều này có thể khiến bạn bị sốc nhiệt khi phải đi từ trong phòng ra ngoài.

Bạn cũng đừng quên uống thuốc đầy đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Theo nhóm Bác sĩ tim mạch đã nghiên cứu, người bệnh tim mạch nên uống thuốc theo đơn kết hợp với Chế phẩm Dong riềng đỏ - vị thuốc quý của người dân tộc Dao có 7 tác dụng đối với bệnh tim mạch trong một vị thuốc, đó là vừa làm giãn vi mạch tăng tưới máu cơ tim; giảm đau ngực; vừa làm sạch lòng mạch vành; vừa hỗ trợ chữa suy tim; vừa hạ huyết áp; điều hoà nhịp tim và an thần.

Thời tiết nắng nóng là mối nguy hại cho tất cả mọi người, đặc biệt là người bệnh tim mạch như suy tim, tăng huyết áp, bệnh mạch vành,... Thận trọng với bệnh, có những biện pháp phòng tránh đúng đắn sẽ giúp chúng ta trải qua mùa hè oi bức một cách an toàn, vui vẻ.

Theo Cardocorz.vn

02439036266