Skip to content

Suy tim cấp – nỗi lo thường trực của tất cả bệnh nhân tim mạch

Suy tim cấp – nỗi lo thường trực của tất cả bệnh nhân tim mạch
​Suy tim cấp là tình trạng suy giảm chức năng tim với các triệu chứng khởi phát thường đột ngột và nhanh chóng; thường đe dọa đến tính mạng bệnh nhân, cần được phát hiện và cấp cứu xử trí kịp thời. Vậy tại sao suy tim cấp là nỗi lo thường trực của tất cả những bệnh nhân tim mạch, mời quý độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Suy tim cấp là như thế nào?

Suy tim cấp được định nghĩa là tình trạng khởi phát một cách nhanh chóng các triệu chứng và dấu hiệu do chức năng tim suy giảm. Cơ chế gây bệnh suy tim cấp khá phức tạp. Bệnh suy tim cấp có thể xảy ra với trường hợp suy tim lần đầu tiên (khoảng 20% số bệnh nhân suy tim cấp) hoặc trên nền  bệnh nhân đã có suy tim mạn, thường được gọi là suy tim cấp mất bù; hay khi người bệnh mắc một số bệnh về tim mạch như bệnh nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim do virus, vi khuẩn…

Suy tim cấp , nỗi lo thường trực của tất cả bệnh nhân tim mạch

Suy tim cấp , nỗi lo thường trực của tất cả bệnh nhân tim mạch

Những nguyên nhân và yếu tố thúc đẩy gây ra suy tim cấp

Có nhiều nguyên nhân và yều tố thúc đẩy gây ra bệnh suy tim cấp như:

Thiếu máu cơ tim: Hội chứng mạch vành cấp, biến chứng sau nhồi máu cơ tim, …

Bệnh lý van tim: Hẹp/hở van tim, viêm nội tâm mạc, bóc tách động mạch chủ,…

Bệnh lý cơ tim: viêm cơ tim,…

Tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim

Suy tuần hoàn: Nhiễm trùng huyết, nhiễm độc giáp, thiếu máu, chèn ép tim, thuyên tắc phổi,…

Suy tim mạn: bệnh nhân không tuân thủ điều trị, nhiễm trùng, bệnh mạch máu não, rối loạn chức năng thận,hen, COPD, ngộ độc rượu, thuốc,…

Suy tim cấp có những biểu hiện gì?

Bệnh nhân bị suy tim cấp thường có các biểu hiện triệu chứng sau:

Khó thở: Khi gắng sức, kịch phát về đêm; khi nằm hoặc lúc nghỉ.

Ho, khò khè

Chân và bàn chân bị phù đột ngột

Khó chịu ở  bụng: đầy bụng, chán ăn;

Người mệt mỏi, yếu ớt.

Giảm khả năng tập trung; choáng váng, ngất;

Nhịp tim không đều hoặc đập quá nhanh; hạ huyết áp tư thế.

Buồn nôn, nôn;…

Ở những bệnh nhân mắc một số bệnh lý khác có thể che lấp các triệu chứng này hoặc do hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu. Do đó, khi thấy những triệu chứng không rõ ràng, không chắc chắn là nguyên nhân gì thì tốt nhất bạn hãy tìm sự giúp đỡ của nhân viên y tế để giảm thiểu tối đa những rủi ro có thể xảy ra.

Khó thở là triệu chứng thường gặp nhất của suy tim cấp

Khó thở là triệu chứng thường gặp nhất của suy tim cấp

Giải pháp cho người bệnh bị suy tim cấp

Mục tiêu điều trị suy tim cấp đầu tiên là làm giảm triệu chứng và tăng sức bóp của cơ tim; tiếp sau đó là ngăn ngừa nguy cơ tái nhập viện do suy tim tiến triển, và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

Điều trị bằng thuốc:

Thường sẽ  kết hợp một trong các loại thuốc dưới đây:

 Thuốc ức chế men chuyển : làm giãn mạch, làm hạ huyết áp và làm tăng lưu lượng máu.

 Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II: tương tự như nhóm thuốc ức chế men chuyển nhưng ít có tác dụng phụ hơn.

Thuốc chẹn beta: làm chậm nhịp tim và hạ huyết áp.

Thuốc trợ tim digitalis: giúp giảm các cơn co thắt và làm chậm nhịp tim

 Thuốc lợi tiểu: Có nhiệm vụ đào thải bớt lượng nước dư thừa ra khỏi cơ thể, giảm phù.

Các thuốc khác cũng có thể được sử dụng để điều trị các bệnh lý đi kèm giảm như thuốc làm giảm nồng độ cholesterol máu, giảm đau thắt ngực, thuốc chống đông….

Can thiệp và phẫu thuật:

 Sửa hoặc thay mới van tim: nếu suy tim do bệnh lý về van tim, bác sỹ sẽ xem xét và có chỉ định sửa chữa hoặc thay mới.

Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: chỉ định khi động mạch bị tổn thương không thể đặt stent.

 Cấy ghép máy khử rung tim ICD: hoạt động bằng cách theo dõi tín hiệu bất thường khi tim phát xung điện và cố gắng triệt tiêu những sóng này để duy trì nhịp tim.

 Thiết bị trợ tim cơ học (Heart pumps): Có thể được sử dụng trong thời gian chờ đợi ghép tim hoặc sức khỏe của người bệnh không đủ khả năng để phẫu thuật cấy ghép.

Ghép tim: Là giải pháp cuối cùng, tuy nhiên đây là ca phẫu thuật khó, đòi hỏi người thực hiện phải có chuyên môn, tay nghề cao, chi phí phẫu thuật cũng tốn kém và khả năng sống sót sau ghép tim không cao.

Sử dụng chế phẩm Dong riềng đỏ hỗ trợ điều trị suy tim

Theo kết quả nghiên cứu của đề tài trọng điểm cấp Bộ mang mã số: B2005-04-46TĐ về tác dụng dịch chiết Dong riềng đỏ cho thấy: vị thuốc quý này vừa hỗ trợ chữa suy tim; hạ huyết áp; điều hoà nhịp tim; giãn vi mạch vành; giảm đau ngực nhanh; làm sạch lòng mạch vành và vừa an thần. Tuy nhiên, nếu không biết sử dụng đúng cách cây dong riềng đỏ, bệnh nhân sẽ không thể cảm nhận được hết hiệu quả mà nó mang lại. Do đó, nhóm nghiên cứu đã phát triển và cho ra đời Chế phẩm Dong riềng đỏ, được chế biến từ cây dong riềng đỏ với các thành phần, liều lượng được căn chỉnh phù hợp nhất mang lại hiệu quả tối đa trong việc hỗ trợ điều trị bệnh suy tim mà cây thuốc quý này có.

Dong riềng đỏ hỗ trợ điều trị suy tim hiệu quả

Dong riềng đỏ hỗ trợ điều trị suy tim hiệu quả

Làm sao để phòng bệnh suy tim cấp

Để ngăn ngừa nguy cơ suy tim cần làm giảm những yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát được.

Bỏ thuốc lá: hút thuốc lá có thể làm tăng nhịp tim,tăng huyết áp, làm giảm lượng oxy trong máu và để lại nhiều hệ lụy.

 Giảm cân khi bạn bị thừa cân hoặc béo phì.

Chế độ ăn hợp lý: Ăn nhạt (ăn giảm muối),không ăn phủ tạng động vật, mỡ động vật; tăng cường rau xanh, hoa quả...

Không sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, cà phê,...

Rèn luyện thể lực, nâng cao sức khỏe: Người bệnh cần trao đổi với bác sĩ điều trị về những bài tập luyện thể lực, tránh gắng sức.

Tránh các stress, căng thẳng thần kinh làm bệnh nặng thêm.

Việc tiên lượng bệnh suy tim cấp phụ thuộc rất nhiều vào vào tình trạng sức khỏe, nguyên nhân và mức độ suy tim. Bạn cần thăm khám, phát hiện và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng về sau của căn bệnh Suy tim cấp; điều trị đúng người đúng bệnh và đúng thuốc sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng bệnh.

Biên tập bởi Cardocorz - Dong riềng đỏ

"Chế phẩm Nạp khí được bào chế từ Ngọc trúc và các thảo dược quý giúp cường tim, mạnh tâm khí, giảm nguy cơ giãn cơ tim. Phù hợp sử dụng cho người hẹp hở van tim, bị suy tim nhẹ và vừa; người có nguy cơ giãn, dày cơ tim do huyết áp cao, thiếu máu cơ tim."

Đăng ký tư vấn