Hẹp mạch vành làm giảm lượng máu cung cấp cho tim gây thiếu máu cơ tim. Cơ tim lâu dần không được cung cấp đủ oxy, suy giảm chức năng dần dần dẫn đến suy tim.
Nhồi máu cơ tim là tình trạng cơ tim bị hoại tử một phần. Sau khi bị nhồi máu, cơ tim liền lại và tạo sẹo tại nơi hoại tử, làm suy giảm chức năng cơ tim mà dần dần có thể dẫn đến suy tim.
Những nguyên nhân gây suy tim cần phải cảnh giác
Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch. Khi bị cao huyết áp, áp lực này tăng cao khiến tim cũng phải hoạt động nhiều hơn. Tim hoạt động quá sức dẫn đến mệt dần và có nguy cơ dẫn đến suy tim.
Van tim có chức năng giữ cho dòng máu từ tim đi đúng hướng để cấp máu cho cơ quan bộ phận trong cơ thể. Khi van tim bị hở hay hẹp thì máu không được đi đúng hướng dẫn đến ứ đọng máu trong tim, tim phải co bóp nhiều hơn để đẩy máu gây suy giảm chức năng tim.
Xem thêm:
Bệnh tim bẩm sinh như thông liên nhĩ hay thông liên thất, tứ chứng falot... đều có thể dẫn đến suy tim vì cơ tim phải hoạt động rất nhiều để cung cấp đủ oxy cho nhu cầu của cơ thể.
Viêm cơ tim, bệnh cơ tim cũng là một nguyên nhân dẫn đến suy tim. Viêm cơ tim, bệnh cơ tim nặng làm hỏng cơ tim dẫn đến làm tăng gánh nặng cho tim, nhất là viêm cơ tim do virut.
Nếu tim bơm máu không hiệu quả trong một thời gian dài do nhịp tim không đều, cơ tim dần suy yếu sẽ dẫn đến suy tim.
Những nguyên nhân gây suy tim cần phải cảnh giác 2
Suy tim là một bệnh mãn tính, tiến triển theo thời gian và sẽ nặng dần lên nếu không được điều trị đúng cách. Nếu bạn đang bị hẹp, hở van tim, cao huyết áp, thiểu năng mạch vành… hãy dành 2 phút trao đổi trực tiếp với Bác Sĩ Tim Mạch theo số máy 0932319099 để được hướng dẫn liệu pháp phòng và trị suy tim phù hợp.
Các bệnh phổi mạn tính, hay các bệnh mạn tính khác như đái tháo đường, rối loạn mỡ máu... cũng là yếu tố nguy cơ gây nên bệnh suy tim.
Để ngăn ngừa suy tim ghé thăm, khi mắc một trong số các bệnh nói trên cần điều trị tích cực và có chế độ ăn uống luyện tập hợp lý.
Biên tập: Cardocorz - Dong riềng đỏ