Các dạng Glucosid trợ tim thường được sử dụng trong điều trị đó là Digitalis (Digitalin, digitoxin, digoxin, isolanid), Strophanthus. Digoxin giúp thúc đẩy các sợi cơ tim tăng cường co bóp. Mặt khác thuốc Digoxin còn tác động trên hệ thống thần kinh tự động của tim làm giảm nhịp tim.
Thuốc Digoxin thường được dùng dưới dạng uống (viên nén, viên nang, dạng cồn) hoặc tiêm. Thuốc Digoxin được chỉ định sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị suy tim có rối loạn nhịp tim nhanh, rung nhĩ. Chống chỉ định với những bệnh nhân có nhịp tim chậm; cần thận trọng trong các trường hợp: Nhồi máu cơ tim cấp (vì Digoxin làm tăng nhu cầu oxy của cơ tim) và các rối loạn điện giải, thận trọng khi phối hợp thuốc.
Thuốc Digoxin giúp điều trị suy tim
Theo cách dùng cổ điển, digoxin được sử dụng liều cao (liều tấn công) có thể làm gia tăng tỷ lệ tử vong; hiện nay, sử dụng digoxin liều thấp được chứng minh là an toàn và hiệu quả là giảm triệu chứng. Vì thế, người bệnh không nên chủ quan, tự ý sử dụng cũng như điều chỉnh liều thuốc khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
Thuốc lợi tiểu làm tăng đào thải nước tiểu, qua đó làm giảm khối lượng nước trong cơ thể, giảm khối lượng máu lưu hành, làm bớt lượng máu trở về tim tạo điều kiện cho cơ tim đã bị suy yếu hoạt động được tốt hơn.
Biến chứng có thể gặp khi dùng các thuốc lợi tiểu là hạ K+ máu, hạ Na+ máu, làm giảm thể tích và kiềm hóa máu. Hạ K+ máu là một biến chứng quan trọng, có thể đe doạ tính mạng của bệnh nhân, nhất là khi dùng cùng với Digoxin. Do đó khi điều trị bằng thuốc lợi tiểu, cần phải theo dõi chặt chẽ điện giải.
Các nhóm thuốc lợi tiểu thường được sử dụng trong điều trị suy tim là nhóm thuốc lợi tiểu Thiazide (Chlorothiazide, Hydrochlothiazide, Metolazone, Indapamide) điều trị bệnh nhân suy tim mà chức năng thận còn tốt; Nhóm lác dụng lên quai Henle (Furosemid, Bumetanide, Acid Ethacrynic,…) lợi tiểu mạnh không làm giảm chức năng thận; nhóm giữ Kali (Spironolactone, Triamterene, Amiloride); nhóm thuốc kháng aldosteron. Tuỳ từng trường hợp bệnh nhân mà bác sĩ có chỉ định nhóm thuốc khác nhau.
Thuốc ức chế men chuyển dạng angiotensin sẽ làm giãn mạch, giảm gánh nặng cho tim từ đó góp phần cải thiện tình trạng suy tim. Nhóm thuốc này được coi là lựa chọn hàng đầu trong điều trị suy tim, bởi nó không chỉ làm giảm triệu chứng mà còn cải thiện được tiên lượng bệnh rất đáng kể. Chống chỉ định với bệnh nhân bị hẹp động mạch thận hai bên và phụ nữ có thai.
Các thuốc nhóm này khá mới và cơ chế là ức chế trực tiếp thụ thể AT1. Các thuốc này được dùng chủ yếu để điều trị bệnh nhân tăng huyết áp nhưng các nghiên cứu mới đây cũng chứng minh vai trò tốt trong điều trị suy tim và là thuốc thay thế cho ức chế men chuyển khi không dung nạp được.
Thuốc giãn mạch có thể được dùng trong điều trị suy tim. Thuốc giãn mạch có tác dụng mở rộng lòng mạch máu làm máu lưu thông dễ dàng hơn và giúp tim bớt gánh nặng khi co bóp.
Nhóm Nitrat chủ yếu làm giãn hệ tĩnh mạch, làm giảm bớt tình trạng thiếu máu cơ tim do làm giảm áp lực đổ đầy tim, ngoài ra chúng còn làm giãn trực tiếp động mạch vành. Tác dụng phụ có thể gặp của thuốc là: nhức đầu, hạ huyết áp, nổi ban.
Thuốc giãn mạch Nitromin giúp điều trị suy tim
Hydralazine làm giãn hệ động mạch do tác dụng làm giãn trực tiếp cơ trơn của thành mạch máu. Vì vậy, Hydralazine rất có thể dùng trong điều trị suy tim và thường phối hợp với nitrates. Thuốc có thể gây tăng nhịp tim phản xạ, đau đầu, nôn, làm xuất hiện cơn đau thắt ngực.
Thuốc chẹn thụ thể bêta giao cảm trong điều trị suy tim đã trở thành một lựa chọn quan trọng giúp điều trị suy tim. Cơ chế của thuốc là ngăn chặn tác dụng kích thích thái quá của hệ thần kinh giao cảm trong bệnh suy tim ứ huyết mạn tính.
Các thuốc chẹn thủ thể bêta giao cảm được chỉ định trong điều trị suy tim mạn tính, nặng và khi đã dùng đầy đủ các thuốc khác hoặc suy tim trong bệnh lý động mạch vành.
Hiện nay, chỉ có bốn loại thuốc chẹn thụ thể bêta giao cảm đã được chứng minh là có thể dùng trong điều trị suy tim như: Carvedilol (Dilatrend); Metoprolol (Betaloc), Bisoprolol (Concor) và Nevibolol.
Trong suy tim, máu thường bị ứ lại ở các cơ quan ngoại biên nên rất dễ tạo thành các cục máu đông trong hệ tuần hoàn và gây ra tai biến tắc nghẽn mạch máu. Do đó, người bệnh cần phải dùng thuốc chống đông không chỉ trong trường hợp cấp tính như tắc động mạch phổi, não, chi... mà còn dùng điều trị dự phòng trong trường hợp suy tim, nhất là có thêm rung nhĩ.
Ngoài các thuốc kể trên, bệnh nhân suy tim có thể được chỉ định sử dụng thêm các nhóm thuốc khác như các thuốc chẹn kênh calci, thuốc làm tăng sức co bóp cơ tim loại giống giao cảm (dopamine, dobutamine), các thuốc ức chế men Phosphodiesterase;…
Trên đây là các thuốc thường được dùng trong điều trị suy tim. Tùy từng bệnh nhân mà bác sĩ có chỉ định từng loại thuốc cụ thể sao cho phù hợp để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Người bệnh cần lưu ý một số điểm sau khi đang dùng thuốc điều trị suy tim:
Thường xuyên theo dõi cân nặng, ghi chép lại và mang nó đến gặp bác sĩ mỗi lần tái khám.
Khi điều trị bệnh suy tim, bệnh nhân thường được kê nhiều loại thuốc do đó khả năng tương tác thuốc sẽ tăng lên. Việc điều trị bằng thuốc các bệnh lý kèm theo có thể ảnh hưởng đến những thuốc đang dùng điều trị suy tim. Vì vậy, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng thuốc, không nên tự ý sử dụng cũng như tự ý chỉnh liều thuốc bởi một số loại thuốc điều trị suy tim có độc tính, cần thận trọng khi sử dụng.
Bệnh nhân cần tuân thủ các chế độ ăn uống, tập thể dục, và cách thay đổi lối sống hợp lý dưới sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Có thể xem suy tim là một kết thúc cuối cùng của các bệnh lý về tim mạch, vậy nên việc điều trị suy tim cần phải có thời gian khá dài, không thể ngày một ngày hai mà cải thiện được ngay được chức năng tim cho người bệnh. Bệnh nhân cần phải dùng thuốc suốt đời là điều không thể tránh khỏi, cho nên việc hiểu và nắm rõ về các thuốc đang sử dụng, các tác dụng phụ của thuốc điều trị suy tim có thể giúp người bệnh an tâm điều trị và có hướng giải quyết sớm với các bất thường xảy ra trong suốt quá trình điều trị.
Biên tập Cardocorz - Dong riềng đỏ