Căn cứ liều điều trị liều trng bình trên người Việt Nam có thân trọng trung bình là 50kg. Lượng dược liệu thô, đổ ẩm 13% là 05 gam/người/24h, nghĩa là 0,1g/kg thân trọng/24h.
Dịch chiết Dong riềng đỏ thân/củ lượng bằng nhau, sắc đặc với nước, thu lấy dạng cao lỏng tỷ lệ 2 gam dược liệu/1ml cao lỏng. Khi thử độc tính cấp tiến hành pha loãng dịch chiết trên theo yêu cầu thí nghiệm.
Chuột nhắt trắng chủng Swiss trọng lượng 18-22g do viện dịch tễ trung ương cung cấp. Chuột được nuôi trong phòng thí nghiệm 3-5 ngày trước khi thí nghiệm, ăn thức ăn tiêu chuẩn, nước sạch cho động vật uống tự do. Chuột nhịn ăn qua đêm sáng hôm sau mới tiến hành thí nghiệm.
Chuột nhắt trắng chủng Swiss trong nghiên cứu
Bước I: Chuột được chia ngẫu nhiên thành từng nhóm, mỗi nhóm 10 con, các nhóm cùng chế độ chăm nuôi và theo dõi.
Bước II: Chuột ở mỗi nhói được uống dịch thuốc thử tăng dần từ liều tương đương 30g dược liệu/kg thân trọng (gấp 300 lần liều trung bình trên người) đến 120g dược liệu/kg thân trọng (gấp 1200 lần liều trung bình trên người). Lượng uống hằng định mỗi lần 0,2ml/10g thân trọng, cách nhau 2h x uống 3 lần/24h x 72h.
Bước III: Đếm số chuột chết trong mỗi nhóm, xác định liều thuốc thử thấp nhất gây chế 100% cả nhóm 10 chuột và liều cao nhất gây chết 0% chuột trong nhóm.
Bước IV: Từ các dữ liệu trên tính liều chí tử 50 (LD50) theo công thức trung bình cộng của liều cao nhất không gây chết con nào trong nhóm và thấp nhất gây chết cả nhóm.
Sau 72h tiếp tục theo dõi chuột đến hết ngày thứ 7 đem chuột giết để quan sát đại thể tim gan thận và lấy bệnh phẩm làm tiêu bản mô học HE nghiên cứu trên kính hiển vi.
Sau khi uống thuốc quan sát thấy chuột không có biểu hiện gì khác lạ, các chuột mắt sáng, lông mượt, phân khô, linh hoạt. Tất cả các chuột đều ăn uống, bài tiết, hoạt động bình thường, tình trạng chung cảu cả 12 lô chuột không khác gì nhau và không có sự khác biệt với lô chứng. Không có chuột nào chết ở tất cả các lô trong 72h, không quan sát thấy dấu hiệu ngộ độc nào ở chuột trong 7 ngày theo dõi. Đại thể tim, gan, thận chuột thử thuốc không khác gì nhóm chứng.
Ranh giới giữa các tiểu thùy gan không rõ, khoảng cửa hẹp, ít mô liên kết. Máu ứ trong một số tĩnh mạch trung tâm tiểu thùy. Các mao mạch nan hoa hẹp, không rõ lòng. Các tế bào ranh giới không rõ, bào tương mịn và có những hạt ưa bazơ. Nhân của tế bào gan không đều, nhiều nhân teo hoặc màng nhân nhăn nheo. Những nhân bình thường sáng màu, ít chất nhiễm sắc.
Tiểu cầu thận phân bố khá đều ở vùng vỏ, kích thước nhỏ với khoang Bowman hẹp. Ống lượn gần lòng hẹp, ống lượn xa sáng màu hơn, lòng ống rõ. Tháp Ferrein không rõ, tháp Malpighi có cấu trúc điển hình.
Động mạch vành và các tĩnh mạch nằm sát dưới lớp cơ tim vùng ngoài thành tim. Động mạch vành có cấu trúc của loại động mạch cơ, thành mỏng.
Mô cơ tim: tế bào cơ tim có vân ngang, nhân to hình trứng sáng màu, nằm giữa tế bào. Các tế bào cơ tim nối với nhau thành lưới xen kẽ với lưới mao mạch máu của mô kiên kết.
Hình thái cấu trúc vi thể của gan, thận, tim nhóm gây độc giống cấu trúc tim gan thận chuột ở nhóm chứng.
Cơ tim và động mạch vành chuột nhắt nhóm thí nghiệm gây độc cấp Dong riềng đỏ liều cao nhất không thấy thay đổi hình dáng so với nhóm chứng.
Trong mô hình thử nghiệm độc tính cấp của Dong riềng đỏ trên chuột cho thấy, gan, thận, tim chuột nhắt trắng không thay đổi cấu trúc ở mức vi thể, không thấy có hình ảnh bị nhiễm độc.
Tài liệu tham khảo: “Nghiên cứu dịch chiết dong riềng đỏ chữa thiếu máu cơ tim cục bộ”, mã số đề tài nghiên cứu khoa học B2005 – 04 – 46TĐ của Bác sĩ Hoàng Sầm – Đại học Y dược Thái Nguyên.
Biên tập bởi Cardocorz - Dong riềng đỏ