Nhịp tim là số lần tim đập trên một phút; phụ thuộc vào tuổi, giới, trọng lượng cơ thể, trạng thái hoạt động; các bệnh lý kèm theo, các thuốc đang sử dụng, môi trường sống. Nhịp tim ở trẻ thay đổi tùy lứa tuổi, trẻ càng nhỏ thì nhịp tim càng nhanh như trong bảng dưới đây:
Nhịp tim bình thường của trẻ em là bao nhiêu? ( Nguồn: internet)
Tuổi | Nhịp tim bình thường (lần/phút) |
Sơ sinh | 120 - 160 |
1 – 12 tháng | 80 - 140 |
1 – 2 tuổi | 80 – 130 |
2 - 6 tuổi | 75 - 125 |
7 - 12 tuổi | 75 – 110 |
Người lớn | 60 - 90 |
Trong cuộc sống, ai cũng mong nhịp tim mình luôn giữ được ở mức ổn định.Nhưng có những người bị nhịp chậm, có những người mắc nhịp tim nhanh, có người lại bị loạn nhịp tim. Nhịp tim không đều thường thấy trong thời kỳ trẻ còn nhỏ, không hoàn toàn giống với người trưởng thành, bao gồm một số dạng dưới đây:
Có rất nguyên nhân gây ra chứng rối loạn nhịp tim ở trẻ. Nguyên nhân chủ yếu là do trẻ sớm mắc chứng bệnh này khi vẫn còn đang trong bụng mẹ như hở van tim, hẹp van tim lâu ngày khiến cơ tim dày lên và suy yếu, hoặc do bất kì sự biến đổi cấu trúc của tim. Ngoài ra còn có một số các nguyên nhân khác dẫn đến loạn nhịp tim như trẻ bẩm sinh bị cao huyết áp, đái tháo đường. Trẻ em được cho uống thuốc không đúng gây tác dụng phụ; thực phẩm bẩn, có độc tố, giảm lượng oxy trong máu, rối loạn điện giải hoặc bị kích thích quá độ cũng gây ra hiện tượng loạn nhịp tim ở trẻ nhỏ.
Một số loại rối loạn nhịp tim thường gặp ở trẻ:
Nhịp xoang chậm.
Nhịp xoang nhanh.
Nhịp nhanh kịch phát trên thất.
Rung nhĩ.
Cuồng nhĩ.
Nhịp nhanh thất.
Rung thất.
…v.v…
Thường gặp ở những trường hợp trẻ vận động quá nhiều, căng thẳng thần kinh, gào khóc, sốt, thiếu máu, mất máu, sốc, viêm cơ tim; trẻ mắc bệnh lý về tuyến giáp, bệnh lý về đường hô hấp; bệnh tim bẩm sinh hoặc dùng các loại thuốc như Atropin, Ephedorin… Bệnh thường đột nhiên phát tác, có thể xuất hiện các triệu chứng như sắc mặt trắng xanh, vã mồ hôi, lạnh tứ chi, thở gấp, bỏ bú, nôn ọe, ...
Đây là sự cố sản sinh kích động và phát sinh dẫn truyền do chức năng của buồng tim bị suy kiệt. Trẻ nhỏ mắc phải chứng này thường do các bệnh như viêm cơ tim, bệnh lý về cơ tim, trúng độc cây dương địa hoàng, bệnh tim bẩm sinh gây ra. Biểu hiện trên lâm sàng là tim đập quá chậm, nhịp tim gia tăng không theo sự vận động, gào khóc hay phát nhiệt. Ngoài ra, còn có thể xuất hiện hiện tượng tim đập quá nhanh.
Trẻ em khó có thể tự biết bệnh của mình cũng như tự chăm sóc bản thân, vì vậy, các bậc phụ huynh cần chý ý quan tâm chăm sóc trẻ em nhiều hơn; nên:
- Tìm hiểu về các chỉ số huyết áp, nhịp tim, nhịp thở bình thường của trẻ em; tìm hiểu đến các biểu hiện bệnh của con bằng cách theo dõi và hỏi ý kiến bác sỹ hoặc tìm hiểu qua báo đài, internet… từ đó giúp bạn có thêm kiến thức để chăm sóc con tốt hơn.
- Nếu không may con bạn có những biểu hiện bất thường đột ngột như ngất xỉu, hãy yêu cầu giúp đỡ và bấm số gọi ngay cấp cứu 115.
- Đưa trẻ đi tái khám sức khỏe định kỳ thường xuyên 3 – 6 tháng/lần để đánh giá hiệu quả điều trị và theo dõi tình trạng sức khỏe của con bạn, phòng những biến chứng nguy hiểm.
- Nên biết cách tự đo nhịp tim của con bạn bằng cách bắt mạch hoặc sử dụng ống nghe
- Tuyệt đối không tự ý cho con bạn dùng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ
- Cho trẻ ăn theo chế độ đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng vẫn nên hạn chế các đồ nhiều giàu mỡ, đồ ăn nhanh… và chế độ tập luyện đều đặn hàng ngày.
- Giáo dục con em mình cách tự bảo vệ và chăm sóc bản thân để có một sức khỏe tốt.
Khi biết được các thông tin, nhất là chỉ số nhịp tim bình thường của trẻ em sẽ giúp các bậc phụ huynh theo dõi và phát hiện ra những biểu hiện bất thường của con em mình; giúp bạn có cách chăm sóc và kiểm soát bệnh của trẻ tốt hơn. Hi vọng bài viết về nhịp tim bình thường của trẻ em là bao nhiêu cung cấp được cho bạn đọc những thông tin hữu ích.
Nguồn: Cardocorz - Dong riềng đỏ