Điều đầu tiên trong chế độ ăn hợp lý của bệnh nhân nhồi máu cơ tim đó là cần phải chú ý hạn chế muối ăn, không ăn mặn, giảm chất béo ( không ăn mỡ động vật), tránh ăn quá no, nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Lưu ý những điều trên sẽ giúp việc ngăn chặn và phòng ngừa quá trình phát triển của bệnh. Từ đó giữ cho trái tim luôn khỏe mạnh, tốt cho quá trình hỗ trợ điều trị, phục hồi của tim.
Bệnh nhồi máu cơ tim nên ăn gì?
Những đối tượng của bệnh nhồi máu cơ tim thường là những bệnh nhân béo phì, thừa cân, hút nhiều thuốc lá và bị rối loạn mỡ máu… Vì vậy, để phòng tránh bệnh tốt nhất là nên xây dựng cho mình một chế độ ăn không mỡ động vật và ít dầu thực vật ( loại trừ dầu cọ và dầu dừa), đặc biệt không nên ăn những đồ ăn chế biến sẵn, chiên xào, nướng, nội tạng động vật. Thay vào đó nên xây dựng cho mình chế độ ăn nhiều rau củ, đặc biệt là nên ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, ngô, các loại đậu, rau xanh, các loại rau củ, và trái cây (như nho, chuối, táo)…
Đối với bệnh nhân nhồi máu cơ tim, tuyệt đối hạn chế uống rượu bia và tránh xa thuốc lá và những chất kích thích gây hại cho tim mạch. Uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể cũng là điều cần thiết mà bệnh nhân tim mạch cần thực hiện. Đồng thời bệnh nhân đã bị nhồi máu cơ tim nên thăm khám sức khỏe định kỳ, đồng thời làm theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh những điều không hay có thể sảy ra.
Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống, việc lựa chọn những chế phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa, và giúp giảm nguy cơ dẫn đến nhồi máu cơ tim một cách hiệu quả.
Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao hàng ngày cũng là cách giúp người bệnh nhồi máu cơ tim phục hồi bệnh một cách nhanh chóng và phòng chống tái phát nhồi máu cơ tim.
Do đó để tránh cơn nhồi máu cơ tim xảy ra, bệnh nhân cần có biện pháp phòng tránh và xử trí bệnh kịp thời.
Bệnh nhồi máu cơ tim nên ăn gì? Cách phòng tránh bệnh hiệu quả
Biên tập bởi Cardocorz - Cao dong riềng đỏ