Có 3 iso enzyme của nhóm này là CK – MB, CK-MM, CK-BB đại diện cho 3 loại cơ là cơ tim, cơ vân và não . Bình thường dấu ấn sinh học CK-MB <27U/l. Men này bắt đầu tăng 3 -12 giờ sau nhồi máu, đạt đỉnh cao khoảng 24 giờ và trở về bình thường sau 48 – 72 giờ. Cần lưu ý là dấu ấn sinh học CK-MB có thể tăng trong một số trường hợp bệnh lý khác như viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, sau mổ tim, sau sốc điện, chấn thương sọ não, chấn thương cơ, viêm cơ, suy thận mãn, tập thể lực quá nhiều…
Bao gồm loại Troponin I và T, là hai loại dấu ấn sinh học có giá trị chẩn đoán cao và khá đặc hiệu cho cơ tim, hơn nữa nó còn có giá trị tiên lượng bệnh. Các dấu ấn sinh học này bắt đầu tăng khá sớm sau nhồi máu cơ tim (3 – 12 giờ) đạt đỉnh ở 24 – 48 giờ và tăng tương đối dài (5 -14 ngày). Hiện nay Troponin được coi là dấu ấn sinh học chuẩn để lựa chọn trong chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp. Giá trị của Troponin được lấy chuẩn theo từng loại và phương pháp xét nghiệm.
Dấu ấn sinh học trong huyết thanh bệnh nhân nhồi máu cơ tim
Dấu ấn sinh học này được giải phóng rất sớm ngay khi cơ tim bị hoại tử . Nồng độ đỉnh đạt được trong vòng 1 – 4 giờ. Tuy nhiên chỉ số của dấu ấn sinh học này trong chất đoán nhồi máu cơ tim cấp có giá trị đặc hiệu thấp. Thường thì dấu ấn sinh học này có giá trị phân tầng nguy cơ sau điều trị tiêu huyết khối can thiệp.
Dấu ấn sinh học này bao gồm 5 isoenzymes và gặp ở mọi mô trong cơ thể. LDH tăng từ 8 – 12 giờ sau nhồi máu, đỉnh ở 24 – 48 giờ và kéo dài 10 -14 ngày. Tỷ lệ LDH1/LDH2 > 1 có ý nghĩa trong chẩn đoán và điều trị nhồi máu cơ tim.
Các dấu ấn sinh học này ít đặc hiệu hơn cho cơ tim. Tuy nhiên ở một số hoàn cảnh cụ thể thì xét nghiệm các dấu ấn sinh học men SGOT và SGPT cũng có giá trị nhất định. Trong nhồi máu cơ tim thì SGOT tăng nhiều hơn SGPT
Không chỉ dựa vào các dấu ấn sinh học, trong chẩn đoán và điều trị bệnh nhồi máu cơ tim còn phải dựa vào một số xét nghiệm cận lâm sàng khác như Điện tâm đồ ECG, Siêu âm tim, Công thức máu, Sinh hóa máu, Khí máu, Điện giải đồ…
Biên tập: Cardocorz - Dong riềng đỏ