Phát hiện và xử lý cơn tăng huyết áp cấp tính như thế nào?

27/01/2016 - Lượt xem: 2316

Tăng huyết áp là một bệnh rất thường gặp và ngày nay đã trở thành một vấn đề xã hội.

Theo thống kê ở Việt Nam những năm cuối thập kỷ 80, tỷ lệ người lớn bị tăng huyết áp là 11% và theo điều tra năm 2008 của Viện Tim mạch Quốc gia tại 8 tỉnh/thành phố trên cả nước, tỷ lệ này là 25,1%. tăng huyết áp có thể gây nguy hiểm ngay cho bệnh nhân nhưng cũng có thể âm thầm ảnh hưởng đến các cơ quan đích như tim, não, thận, mắt, gây ra những di chứng nặng nề ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gọi là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140mmHg và hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 90mmHg.

Tăng huyết áp cấp tính là gì?

tăng huyết áp cấp cứu là tình huống tăng huyết áp kèm theo các biến chứng nặng cần phải hạ huyết áp xuống tức thì để tránh tổn thương các cơ quan đích, thường huyết áp trên 200/100mmHg. Các tình huống thường gặp trong tăng huyết áp cấp cứu:

Cơn tăng huyết áp cấp tính là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm

Cơn tăng huyết áp cấp tính là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm

1. Bệnh não do tăng huyết áp.

2. tăng huyết áp và nhồi máu cơ tim.

3. tăng huyết áp và đau ngực không ổn định.

4. tăng huyết áp kèm tách thành động mạch chủ.

5. Suy tim trái cấp do tăng huyết áp.

6. tăng huyết áp kèm xuất huyết dưới nhện và xuất huyết não.

7. Cơn tăng huyết áp trong u tủy thượng thận.

8. tăng huyết áp do dùng các thuốc kích thích (cocain, amphetamin…)

9. tăng huyết áp quanh phẫu thuật.

10. tăng huyết áp trong tình trạng sản giật và tiền sản giật.

Nguyên tắc xử trí cơn tăng huyết áp cấp cứu

Xử trí khẩn trương, theo dõi sát. Bệnh nhân phải được nhập viện và theo dõi tại bệnh viện có chuyên khoa tim mạch và cấp cứu.
Dùng các thuốc hạ huyết áp đường truyền tĩnh mạch. Việc lựa chọn thuốc cụ thể tùy từng trường hợp có liên quan đến các bệnh kèm theo và các tổn thương cơ quan đích của bệnh nhân, theo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Mức độ hạ huyết áp tùy từng trường hợp cụ thể.

Các thuốc điều trị tăng huyết áp đường tĩnh mạch

Trong các trường hợp tăng huyết áp cấp cứu, cần được điều trị giảm huyết áp nhanh chóng, nhưng không cần trở về bình thường ngay, nhất là ở những bệnh nhân bị tai biến mạch não kèm theo. Trường hợp bệnh nhân bị tách thành động mạch chủ cần đưa huyết áp xuống mức thấp nhất có thể. Sau khi qua cơn tăng huyết áp cấp cứu, bệnh nhân cần tiếp tục theo dõi và điều trị tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ. Sau khi đã qua cơn tăng huyết áp cấp tính, bệnh nhân cần được đánh giá lại tình trạng toàn thân, các tổn thương cơ quan đích và các yếu tố nguy cơ kèm theo để được theo dõi, tư vấn và điều trị lâu dài, tránh các biến chứng.

Tổn thương các cơ quan đích có thể gặp trong tăng huyết áp.

Tăng huyết áp cấp tính gây nhiều biến chứng nặng nề

Tăng huyết áp cấp tính gây nhiều biến chứng nặng nề

1. Tim.

– Cấp: phù phổi cấp, nhồi máu cơ tim cấp.

– Mạn: dày thất trái, suy vành mạn, suy tim…

2. Mạch não:

– Cấp: tai biến mạch não, bệnh não do tăng huyết áp…

– Mạn: tai biến mạch não, tai biến mạch não thoáng qua.

3. Thận:

– Đái máu, đái ra protein, suy thận.

4. Đáy mắt:

– Phù, xuất huyết, xuất tiết, mạch co nhỏ…

5. Bệnh động mạch ngoại vi: tắc động mạch chi, tắc động mạch cảnh…

Như vậy, tăng huyết áp là một bệnh lý khá phổ biến, nếu không được theo dõi điều trị tốt có khá nhiều biến chứng làm ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe sau này của bệnh nhân. Một trong những tình trạng đó là cơn tăng huyết áp cấp tính. Khi xảy ra cơn tăng huyết áp cấp tính, bệnh nhân cần được nhập viện cấp cứu và được theo dõi, điều trị tại bệnh khoa chuyên ngành tim mạch. Sau khi đã qua tình trạng cấp cứu bệnh nhân vẫn cần được theo dõi, điều trị lâu dài và cần được tư vấn, giáo dục để đề phòng các biến chứng sau này.

Chương trình mục tiêu Quốc gia Phòng, chống tăng huyết áp.

Tham khảo Viện tim mạch Hà Nội

 

02439036266