Thuốc hỗ trợ chữa bệnh tim mạch tuyệt đối không được dùng bừa bãi

19/09/2016 - Lượt xem: 7305

Khi bị bệnh nhẹ như cảm sốt, nhức đầu, sổ mũi hay đau bụng đi ngoài… bạn có thể uống thuốc vài ngày sẽ khỏi bệnh. Thế nhưng, với thuốc hỗ trợ chữa bệnh tim mạch thì khác.

Thuốc để hỗ trợ điều trị các bệnh tim mạch không thể dùng trong thời gian ngắn để khỏi bệnh mà cần có quá trình dùng thuốc lâu dài, kiên trì, với sự thận trọng đúng mực. Thậm chí, nhiều bệnh lý tim mạch đòi hỏi người bệnh phải dùng thuốc suốt đời, như bệnh cao huyết áp, hẹp mạch vành hay suy tim...

Thuốc tim mạch được chia thành các nhóm như:  thuốc suy tim, tăng huyết áp, thuốc loạn nhịp tim hay cơn đau thắt ngực...

Đối với bệnh nhân đang dùng thuốc hỗ trợ chữa bệnh tim mạch cần lưu ý những điều sau:

Không tự ý mua để sử dụng

Một thực tế thường xảy ra đó là nhiều người thấy mình có vẻ bị bệnh tim mạch giống với người khác nên tự ý mua thuốc như họ để uống mà không hề có sự tư vấn hay kê đơn từ bác sĩ. Điều này hết sức nguy hiểm. Cần nhớ rằng việc dùng các loại thuốc này là cho từng cá thể và tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh của mỗi người, không thể áp dụng một cách máy móc, lấy đơn thuốc người này để cho người kia dùng, sẽ xảy ra những sự cố đáng tiếc nếu sử dụng không đúng loại thuốc.

Thuốc hỗ trợ chữa bệnh tim mạch tuyệt đối không được dùng bừa bãi

Thuốc hỗ trợ chữa bệnh tim mạch tuyệt đối không được dùng bừa bãi

Nếu bệnh nhân tự ý mua thuốc uống mà không có sự giám sát, theo dõi của bác sĩ thì có thể xảy ra một số tai biến do thuốc, có thể nguy hiểm đến tính mạng. Ví dụ:

- Các loại thuốc lợi tiểu: Nếu sử dụng tùy tiện có thể gây mất nước làm rối loạn điện giải gây hội chứng mất nước, mỏi cơ, thậm chí rối loạn chuyển hóa mỡ máu.

- Các thuốc trợ tim (digital): Tự ý sử dụng mà không có sự đánh giá, chỉnh liều của bác sĩ tim mạch có thể dẫn đến ngộ độc, loạn nhịp tim, dùng quá liều có thể gây ngừng tim.

- Thuốc hạ huyết áp: Nếu dùng không đúng cách, quá liều có thể gây tụt huyết áp, chóng mặt, buồn nôn, hay nguy hiểm hơn là dẫn đến ngất.

- Thuốc chống đông máu dùng trong một số bệnh tim mạch ( bệnh rung nhĩ, bệnh nhân có bệnh van tim vừa đến nặng, đã được thay van nhân tạo, bệnh nhồi máu cơ tim, sau đặt stent hay bệnh mạch vành...): Nếu không được bác sĩ theo dõi thường xuyên có thể gây rối loạn đông máu, chảy máu không cầm, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não hay các phủ tạng khác.

Hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch phải có chỉ định, theo dõi của bác sĩ

Chỉ có bác sĩ mới nắm vững các tính năng của thuốc, cũng như qua khám và tư vấn bệnh mới đưa ra được phác đồ cụ thể cho từng bệnh nhân. Ví dụ, đối với bệnh tăng huyết áp sự lựa chọn thuốc hạ huyết áp sẽ tùy thuộc vào: yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch, có sự tổn thương các cơ quan đích hay không (như suy tim, suy thận, dày thất trái...), có kèm bệnh rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường không?... Đặc biệt, đối với việc dùng thuốc hạ huyết áp trước hết cần dùng 1 loại thuốc với liều thấp ban đầu và tăng liều dần dần. Nếu không kiểm soát tốt huyêt áp, mới kết hợp 2 loại thuốc. Nếu thuốc lựa chọn đầu tiên kiểm soát huyết áp kém và nhiều tác dụng phụ thì đổi sang nhóm thuốc khác, lúc đó không cần tăng liều hoặc kết hợp loại thuốc thứ hai nữa.

Không tự ý ngưng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ

Nhiều người bị thiếu máu cơ tim gây cơn đau thắt ngực, khó thở, hồi hộp, sau một thời gian dùng thuốc, các triệu chứng không còn nữa. Họ cho rằng mình đã khỏi bệnh và tự ý ngưng thuốc. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Khi bệnh nhân bị thiếu máu cơ tim mà các triệu chứng không còn là do tác dụng giãn mạch của thuốc, làm mạch vành giãn ra và lượng máu cấp cho tim nhiều hơn, khi hết thuốc mạch vành trở về bình thường và cơn đau lại xuất hiện. Vì vậy, bạn cần dùng thuốc duy trì với liều dùng thích hợp mà không tự ý ngưng dùng. Nếu được, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về chế độ thay thế các loại thuốc phù hợp hơn khi bệnh đã ổn định. Thông thường, bác sĩ không cho ngưng thuốc mà có thể điều chỉnh chế độ dùng thuốc của bạn.

Không tự ý đổi thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch

Lấy trường hợp một bệnh tim mạch phổ biến là tăng huyết áp. Thuốc hạ huyết áp có nhiều loại (hiện có 7 nhóm thuốc và mỗi nhóm có nhiều loại thuốc) nên vấn đề sử dụng khá phức tạp. Chỉ bác sĩ có kiến thức về từng loại thuốc, phù hợp với từng tình trạng bệnh của người bệnh mới có thể chỉ định, hướng dẫn dùng thuốc an toàn và hiệu quả. Đặc biệt, bác sĩ sẽ là người quyết định có nên thay đổi thuốc bấy lâu nay bằng một loại thuốc mới hay không. Mọi sự thay đổi về dùng thuốc phải hỏi ý kiến của bác sĩ, bệnh nhân không được tự ý thay đổi thuốc đang sử dụng vì việc làm này rất nguy hiểm, có thể làm tình trạng bệnh nặng thêm, hơn nữa còn ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng

Lựa chọn thuốc nam hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch hợp lý và hiệu quả

Lựa chọn thuốc nam hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch hợp lý và hiệu quả

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc đông y, nam dược trá hình quảng cáo có tác dụng khỏi bệnh tim mạch, nhưng thực chất chưa được nghiên cứu rõ ràng, đôi khi còn trộn các chất độc hại cho cơ thể. Vì vậy người bệnh tim mạch cần tìm hiểu và sử dụng các loại thuốc nam đã được nghiên cứu rõ ràng về công dụng và được bộ y tế lưu hành.

Để có trái tim khỏe, những người bị bệnh tim mạch hay có các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến bệnh tim mạch đều nên sử dụng cây Dong riềng đỏ, là cây thuốc quý của đồng bào dân tộc Dao, đã được bác sĩ Hoàng Sầm là Viện trưởng Viện Y học Bản địa cùng sự giúp đỡ của hơn 10 vị Giáo Sư, Tiến Sĩ đầu ngành nghiên cứu với đề tài nghiên cứu trọng điểm cấp bộ mang mã số 2005-04-46TĐ đưa ra kết luận có 7 tác dụng chỉ trong một loại cây Dong riềng đỏ là: có khả năng làm sạch mảng xơ vữa trong lòng mạch vành, giãn mạch vành tăng tưới máu cơ tim, giảm đau ngực nhanh, ngoài ra còn có tác dụng hỗ trợ chữa suy tim, hạ huyết áp, điều hoà nhịp tim, an thần và phòng nhồi máu cơ tim. Hiện nay đã có chế phẩm Dong riềng đỏ dạng viên nén được sản xuất từ dịch chiết cây Dong riềng đỏ đã được bộ y tế cấp phép lưu hành đạt hiệu quả cao trong hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch.

Một số biện pháp khác

Song song với chế độ thuốc nội khoa, hầu hết các bệnh nhân tim mạch cần phải thay đổi, điều chỉnh lối sống, sinh hoạt, chế độ làm việc sao cho bớt căng thẳng; nên tập thể dục hàng ngày thường xuyên, ngưng hút thuốc lá, chế độ ăn giảm muối, giảm chất béo bão hòa... Nếu bạn ỷ lại vào thuốc tim mạch mà có chế độ ăn uống thoải mái, không kiêng khem, ăn quá nhiều muối thì thuốc sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn.

Tóm lại, một lối sống hợp lý, chế độ sinh hoạt, ăn uống đúng đắn, một tinh thần lạc quan, tuân thủ chế độ dùng thuốc sẽ giúp bạn kiểm soát được bệnh tim mạch một cách tối ưu nhất.

Nguồn: bacsitimmach.com.vn

02439036266