Chỉ định đặt stent mạch vành

09/02/2017 - Lượt xem: 23077

Đặt stent mạch vành là phương pháp hiện đại giúp cứu sống được nhiều tính mạng bệnh nhân. Tuy nhiên không phải lúc nào đặt stent mạch vành cũng là giải pháp tối ưu. Vậy khi nào cần chỉ định đặt stent mạch vành nong mạch vành?

Đặt stent mạch vành- nong động mạch vành là gì?

 

Đặt stent mạch vành- nong động mạch vành là gì?

Đặt stent mạch vành- nong động mạch vành là gì? (Nguồn ảnh: internet)

Nong động mạch vành, hay còn gọi là gọi là can thiệp mạch vành qua da (PCI), là một thủ thuật được sử dụng để mở rộng động mạch vành cấp máu cho tim. Thường được kết hợp giữa nong bóng và sử dụng giá đỡ hay còn gọi là stent để giúp chống đỡ cho động mạch mở rộng, dòng máu cấp đến tim dễ dàng hơn và giảm cơ hội thu hẹp lại. Một số ống đỡ động mạch được phủ bởi một lớp thuốc để giúp giữ cho động hạn hạn chế tái hepk gọi là stent phủ thuốc, còn  ống đỡ không được phủ thuốc gọi là stent thường.

Tại sao cần đặt stent động mạch vành ?

Thủ thuật nong động mạch vành được sử dụng để điều trị một loại bệnh tim được gọi là bệnh xơ vữa động mạch vành. Xơ vữa là sự tích tụ lâu dần của các mảng bám lại trong động mạch vành. Động mạch vành là động mạch cấp máu đến nuôi dưỡng cơ tim, khi mảng xơ vữa được hình thành làm hẹp lại lòng động mạch vành, khiến cho lượng máu đến cơ tim bị thiếu. Đôi khi mảng xơ vữa bị bung ra hình thành lên cục máu đông bít tắc 1 hoặc nhiều nhánh động mạch vành gây cơn nhồi máu cơ tim nguy hiểm đến tính mạng.

Chỉ định đặt stent mạch vành trong những trường hợp nào?

Thủ thuật nong động mạch vành không phải dành cho tất cả mọi người mắc xơ vữa động mạch vành. Dưới đây là một số trường hợp chỉ định đặt stent mạch vành, hay những trường hợp chưa nhất thiết phải đặt stent.

Chỉ định đặt stent mạch vành trong những trường hợp nào?

Chỉ định đặt stent mạch vành trong những trường hợp nào? ( nguồn ảnh: internet)

Thông thường trong bệnh viện các bác sĩ sẽ chỉ định đặt stent mạch vành cho những bệnh nhân có hẹp mạch vành > 70%. Tuy nhiên trong trường hợp này thực sự chưa nên đặt stent nếu người bệnh vẫn hoạt động bình thường, chưa có các biểu hiện nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng như đau ngực dữ dội… Vì bệnh mạch vành tiến triển theo thời gian, những mảng xơ vữa sẽ tăng lên hàng ngày, 1 stent mạch vành chỉ giải quyết được 1 đoạn hẹp. Mà đa số người bệnh bị bệnh khi đã mắc xơ vữa động mạch thì sẽ không hẹp 1 điểm mà hẹp rất nhiều điểm trong lòng động mạch vành với các mức độ khác nhau, vậy nên không thể đợi các đoạn khác tiến triển đến 70% rồi lại đặt stent được.Mặt khác, sau khi đặt stent phải sử dụng rất nhiều loại thuốc tây y đến suốt cuộc đời để hạn chế tại hẹp stent.

Trường  hợp nguy hiểm đến tính mạng, phương pháp đặt stent luôn được ưu tiên, đó là khi người bệnh bị nhồi máu cơ tim, mạch vành bị bít tắc đột ngột, máu không đến được cơ tim nuôi dưỡng, gây hoại tử. Trường hợp cấp bách cần dùng phương pháp nong mạch vành, đặt stent để tái tưới máu cơ tim, giữ an toàn cho tính mạng.

Những trường hợp hẹp mạch vành đoạn dài, hẹp mạch vành ở đoạn ngã 3 không đặt được stent thì các bác sĩ có thể chỉ định phương pháp phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành để tái tưới máu cơ tim. Phương pháp này dùng 1 nhánh động mạch hoặc tĩnh mạch ở bộ phận khác của cơ thể để nối thông từ động mạch chủ đến đoạn động mạch vành sau đoạn bị hẹp. Đây là 1 phương pháp hiện đại, cứu sống được nhiểu tính mạng bệnh nhân, tuy nhiên cần hội chẩn các chuyên gia khi thực hiện phương pháp này và không nên lạm dụng quá nhiều.

Các rủi ro khi đặt stent mạch vành

Mặc dù nong động mạch vành, đặt stent là một phương pháp ít xâm lấn để mở rộng lòng động mạch bị tắc, cứu sống được nhiều tính mạng người bệnh, tuy nhiên phương pháp này vẫn còn mang lại một số rủi ro nhất định.

Các rủi ro thường gặp:

  • Tái thu hẹp lòng động mạch: Có đến 20% người bệnh đặt stent thường bị tái hẹp lòng động mạch. Chủ yếu tái hẹp trong năm đầu tiên đặt stent, với sự phát triển của công nghệ, hiện nay có stent phủ thuốc đã làm giảm nguy cơ này xuống ít hơn 10%.
  • Hình thành các cục đông máu: Cục máu đông có thể hình thành trong lòng stent động mạch vành thậm chí cả tuần hoặc vài tháng sau khi tiến hành nong mạch vành. Những cục máu đông có thể gây ra một cơn nhồi máu cơ tim thực thụ. Điều quan trọng là sau khi đặt stent nên cần dùng các thuốc aspirin, clopidogrel (Plavix) và một số các thuốc khác để giảm nguy cơ hình thành cục máu đông trong stent mạch vành.
  • Chảy máu: Có thể bị chảy máu ở nơi cánh tay hoặc chân - nơi ống thông được đưa vào. Thông thường, chúng chỉ đơn giản là một vết bầm tím, nhưng đôi khi chảy máu xảy ra một cách nghiêm trọng và có thể phải truyền máu hoặc phải thực hiện các cuộc phẫu thuật.

Rủi ro hiếm gặp khác của đặt mạch vành bao gồm:

  • Nhồi máu cơ tim: Mặc dù hiếm gặp, nhưng chúng có thể hình thành 1 cơn nhồi máu cơ tim thực thụ khi đặt stent mạch vành.
  • Tổn thương động mạch vành: Động mạch vành có thể bị rách, vỡ trong quá trình tiến hành thủ thuật. Những biến chứng này có thể cần phải phẫu thuật khẩn cấp.
  • Gây ra các vấn đề về thận: Thuốc cản quang được sử dụng trong tạo hình mạch và vị trí đặt stent có thể gây tổn thương thận, đặc biệt là trong những người bệnh đã có vấn đề về thận. Nếu đang có nguy cơ cao, bác sĩ có thể sẽ kê cho người bệnh một loại thuốc để cố gắng bảo vệ chức năng thận.
  • Đột quỵ: Trong nong mạch vành, cục máu đông có thể hình thành trên ống thông, chúng có thể thoát ra và đi đến bộ não. Các chất chống đông được sử dụng để làm giảm nguy cơ này. Một cơn đột quỵ cũng có thể xảy ra nếu mảng xơ vữa trong trái tim thoát ra khi các ống thông được luồn qua đường động mạch chủ.
  • Rối loạn nhịp tim: Có trái tim bị kích thích sau khi đăth stent, chúng có thể đập quá nhanh hoặc quá chậm. Những vấn đề về nhịp tim thường có thể giải quyết trong thời gian ngắn, nhưng nhiều trường hợp cần dùng thuốc hoặc máy tạo nhịp tim tạm thời là cần thiết.

Để giữ cho trái tim khỏe mạnh sau khi đặt stent nong mạch vành, nên:

  • Bỏ hút thuốc lá thuốc lào, hạn chế sử dụng chất kích thích.
  • Hạ thấp mức độ cholesterol: Hạn chế ăn các đồ mỡ động vật, nội tạng động vật, đồ chiên nướng, các thức ăn đống hộp. Tăng cường ăn rau củ quả, chất xơ.
  • Duy trì một trọng lượng khỏe mạnh.
  • Kiểm soát các bệnh mạn tính khác, chẳng hạn như bệnh tiểu đường và huyết áp cao.
  • Tập thể dục thường xuyên hàng ngày, mối ngày nên tập thể dục 30-60p những môn thể dục vừa sức với bản thân.

Giải pháp cho người bệnh xơ vữa mạch vành không cần đặt stent

Để có trái tim khỏe, những người bị bệnh xơ vữa động mạch vành hay có các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến bệnh vữa xơ động mạch vành đều nên sử dụng cây Dong riềng đỏ, là cây thuốc quý của đồng bào dân tộc Dao, đã được bác sĩ Hoàng Sầm là Viện trưởng Viện Y học Bản địa cùng sự giúp đỡ của hơn 10 vị Giáo Sư, Tiến Sĩ đầu ngành nghiên cứu với đề tài nghiên cứu trọng điểm cấp bộ mang mã số 2005-04-46TĐ đưa ra kết luận cây Dong riềng đỏ có khả năng làm sạch mảng xơ vữa trong lòng mạch vành, giãn mạch vành tăng tưới máu cơ tim, giảm đau ngực nhanh, ngoài ra còn có tác dụng hỗ trợ chữa suy tim, hạ huyết áp, điều hoà nhịp tim, an thần và phòng nhồi máu cơ tim. Hiện nay đã có chế phẩm Dong riềng đỏ dạng viên nén được sản xuất từ dịch chiết cây Dong riềng đỏ đạt hiệu quả cao trong hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch.

Biên tập Cardocorz - Dong riềng đỏ

*Lưu ý: Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng.

02439036266