Cây dong riềng đỏ là cây thuốc mới chưa có trong Dược điển, đã được Bác sỹ Hoàng Sầm, người dân tộc Dao (Mán), hiện là Chủ tịch Hội đồng Viện Y học bản địa Việt Nam nghiên cứu từ năm 2002 đến nay. Các nghiên cứu về cây thuốc này đã được cấp quyền tác giả số 3764/2009/QTG và 948/2015/QTG. Theo ước tính của các nhà thực vật, ở Việt Nam có khoảng 12,000 loài cây, trong đó có gần 4,000 loài cây sử dụng làm thuốc, có một số được xếp vào loại quý hiếm trên thế giới như Sâm Ngọc Linh, Sâm vũ diệp, Tam thất hoang, Bách hợp, Thông đỏ, Vàng đắng, Hoàng Liên ô rô, Hoàng Liên gai, Thanh thiên quý, Ba gạc Vĩnh Phú…
Cây Dong riềng đỏ tiếng Nùng Cao Bằng gọi đó là cây Slim khỏn, người Nùng Văn quan Lạng sơn gọi là cây Slim tàu tẳng. Cây Dong riềng đỏ có tên khoa học là Canna edulis - Kur thuộc họ Cannaceae; Ngày nay, cây Dong riềng đỏ được trồng nhiều ở vùng nhiệt đới.
Kết quả nghiên cứu cho thấy độc tính bán trường diễn tình trạng chung trong thời gian thí nghiệm, thỏ ở cả 3 lô hoạt động bình thường, nhanh nhẹn, mắt sáng, lông mượt, ăn uống tốt, phân khô thành khuôn.
Hình ảnh cây Dong riềng đỏ
Qua theo dõi thể trạng và hoạt động của thỏ thí nghiệm không thấy biểu hiện gì khác đặc biệt so với nhóm chứng trong tất cả số thỏ đem thí nghiệm. Kể cả cơ quan tạo máu, chức năng gan, thận thỏ xét nghiệm hoạt độ ALT, hoạt độ AST, hàm lượng Bilirubin toàn phần, hàm lượng protein toàn phần, hàm lượng Cholesterol, hàm lượng creatinin trong máu thỏ đều bình thường. Đặc biệt mức vi thể, không thấy biến đổi cấu trúc hình thái động mạch vành và tế bào cơ tim. Nhưng có tình trạng giãn mạch, sung huyết lan tỏa trong mô cơ tim, không thấy hình ảnh xuất huyết.
Thành phần hóa học của dong riềng đỏ như hàm lượng glucosid trợ tim trong thân cây Dong riềng đỏ là rất đáng kể (trung bình 0,8640%), cứ 1000g nguyên liệu này sẽ cho gần 9g Glucosid trợ tim. Hay hàm lượng ancaloid trong Dong riềng đỏ không cao lắm, trong thân (0,1613%, gấp hơn 10 lần so với dung môi là nước) cao gấp đôi trong củ khi chiết bằng dung môi cloroform. Kết quả phân lập đã thu được hàng loạt các hợp chất hữu cơ thuộc các nhóm chất ankanoic, steroid, diterpenoid và dẫn xuất của furfural. Phân lập và nhận dạng các chất như Acid nonandecanoic (Can H11) với công thức C19H38O2, 5-hydroxymetylfurfural (Can C) với công thức C6H6O3, Diterpenoid (CanH16)…
Hoa Dong riềng đỏ
Theo số liệu của Cục Quản lý Dược Việt Nam (2014) cho biết nhu cầu khai thác và sử dụng thuốc thảo mộc ở nước ta khoảng 60,000 tấn/năm, được khai thác từ khoảng 300 loài cây khác nhau. Như vậy còn khoảng trên 3,000 loài cây đang được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian, chưa mang tính chất hàng hóa trên thị trường. Ở trên thế giới, nhu cầu sử dụng các loại thuốc thảo mộc theo cách cổ truyền hoặc từ các chất có nguồn gôc tự nhiên có xu hướng ngày càng tăng. Các số liệu thống kê gần đây cho thấy, có khoảng 60% dược phẩm dùng chữa bệnh hiện nay hoặc đang trong giai đoạn nghiên cứu thử lâm sàng đều có nguồn gốc tự nhiên Ví dụ như: Glycosid trợ tim Digoxin chiết xuất từ cây Dương địa hoàng, Vincristin làm thuốc chữa ung thư máu được chiết xuất từ cây Dừa cạn, Taxterel làm thuốc chữa ung thư vú chiết xuất từ loài Taxus…
Theo kinh nghiệm dân gian, một số đồng bào dân tộc ở Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La… còn sử dụng nước sắc cây và củ Dong riềng đỏ để chữa một số bệnh đường ruột, chữa đau gan, đau thận. Còn tại Viện y học bản địa Việt Nam đang sử dụng dịch chiết của cây này làm thuốc chống thiếu máu cơ tim, suy mạch vành, rối loạn thần kinh tim, phòng ngừa bệnh nhồi máu cơ tim rất hiệu quả.
Điều đặc biệt là khi điều tra, khảo sát tới 16 tỉnh, 26 huyện của toàn Việt Bắc và Tây bắc; làm điện tim cho 2 khu vực khác tỉnh, mà ở đó người dân tộc thiểu số có trồng, dùng hoặc không biết trồng dùng cây dong riềng đỏ để ăn. So sánh hơn 170 bản ghi điện tim của người có tuổi, người cao tuổi cho thấy vùng có sử dụng dong riềng đỏ làm thực phẩm tỷ lệ mắc bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ do mạch vành ít hơn tới mức hơn cả mong đợi. Như vậy, sơ bộ có thể kết luận dong riềng đỏ có tác dụng phòng ngừa bệnh mạch vành.
Như trên đã nói năm 2005 nhóm nghiên cứu đã tiến hành đề tài khoa học tên là: “Nghiên cứu dịch chiết cây Dong riềng đỏ ứng dụng hỗ trợ điều trị cơ tim thiếu máu cục bộ”, đây là đề tài trọng điểm cấp Bộ mang mã số: B2005-04-46TĐ do bộ giáo dục và đào tạo cấp kinh phí. Với sự giúp đỡ, hỗ trợ, phối hợp, chỉ dẫn tận tình của hơn 10 giáo sư, tiến sỹ y dược học như Giáo sư Nguyễn Nghĩa Thìn, Giáo sư Trịnh Bình, Giáo sư Nguyễn Trọng Thông, Phó giáo sư Phùng Quốc Việt, tiến sỹ Nguyễn Kháng Sơn … Đề tài đã được nghiên cứu thành công và nghiệm thu bởi hội đồng khoa học cấp bộ đạt kết quả xuất sắc.
Trên thế giới hiếm cây thuốc nào dành cho bệnh tim mà lại tích hợp được 7 tác dụng trong 1 cây thuốc như cây dong riềng đỏ. Vì nó vừa hỗ trợ chữa suy tim; vừa hạ huyết áp; điều hoà nhịp tim; vừa giãn vi mạch tăng tưới máu cơ tim; giảm đau ngực nhanh như thuốc tây; vừa làm sạch lòng mạch vành; vừa an thần.
Chỉ cần độc vị dong riềng đỏ nấu với tim lợn, bất kể là lá, hay thân hoặc củ đã sao thơm hãm nấu lên với 1 quả tim là đã thấy được hiệu quả ngay, người kém ăn có thể chỉ cần uống nước. Từng chứng kiến những bệnh nhân chụp xạ hình gắng sức vùng cơ tim thiếu máu tới 41%, những bệnh nhân hẹp khẩu kính mạch vành tới 82%. Sau gần một năm, vùng thiếu máu trên xạ hình chỉ còn 5%, khẩu kính lòng mạch vành cải thiện rõ rệt. Ngay cả những người sau đặt stent nong mạch vành mà vẫn đau ngực cũng hiệu quả.
Hiện nay cây Dong riềng đỏ đã được xác lập quyền sở hữu trí tuệ Việt Nam và công ước về sở hữu trí tuệ thế giới. Đây là cơ sở pháp lý để cây thuốc này được tiếp cận với những người Việt Nam không may mắc bệnh mạch vành tim và xa hơn nữa là có thể vươn xa ra thế giới.
Theo Bs. Hoàng Tuấn Long
www.suckhoedoisong.vn