Để thuận lợi cho việc thu và bảo quản dược liệu, nhóm nghiên cứu đã tiến hành xác định hàm lượng nước theo phương pháp trọng lượng.
Kết quả thu được qua 3 mẫu cho thấy hàm lượng nước trung bình trong thân cây Dong riềng đỏ rất cao, cao gần 81% nên sau khi thu hái cần sơ chế, phơi sấy ngay để bảo quản, vận chuyện thuận lợi và tránh được ẩm mốc thối rữa.
Hàm lượng nước trung bình trong 3 mẫu củ của cây Dong riềng đỏ cũng rất cao, chỉ thấp hơn hàm lượng nước trung bình trong thân đôi chút.
Hàm lượng chất hòa tan trong thân cây Dong riềng đỏ lớn hơn hàm lượng chất hòa tran ở trong củ và tương đối lớn (chiếm gần 77% trong thân). Hàm lượng chất hòa tan trung bình trong thân cao hơn trong củ gần 18%.
Hàm lượng các hoạt chất sinh học trong cây Dong riềng đỏ
Hàm lượng ancaloid trong củ Dong riềng đỏ chiết bằng dung môi là nước cao hơn hàm lượng ancaloid trong thân gần gấp 3 lần. Như vậy, ta nhận thấy nước không phải là dung môi tối ưu để chiết hoạt chất này.
Hàm lượng ancaloid trong Dong riềng đỏ không cao lắm, trong thân (0,1613%, gấp hơn 10 lần so với dung môi là nước) cao gấp đôi trong củ khi chiết bằng dung môi cloroform, chloroform là dung môi có hiệu suất chiết tốt hơn dung môi nước.
Qua 3 mẫu chiết với dung môi là ethanol 90% ta thấy hàm lượng ancaloid trong thân Dong riềng đỏ thu được là 0,2359%, hàm lượng này gấp gần 1,5 lần so với chiết bằng dung môi chloroform và gấp 16 lần so với chiết bằng nước.
Hàm lượng ancaloid trong của Dong riềng đỏ chiết với dung môi là ethanol 90% thu được là 0,2578%, hàm lượng này gấp hơn 3,4 lần so với chiết bằng dung môi chloroform và gấp 6 lần so với chiết nước.
Như vậy, với ancaloid dù là thân hay củ Dong riềng đỏ, chiết bằng ethanol là có hiệu suất cao nhất; hàm lượng ancaloid trong thân và trong củ là tương đương nhau.
Hàm lượng flavonoid trong củ (0,3704%) cao hơn trong thân Dong riềng đỏ(0,2178%) gần gấp 1,5 lần, khi chiết bằng nước, trong sinh học tỷ lệ này là rất đáng kể. Nếu so với hàm lượng ancaloid thì tỷ lệ này là khá cao.
Hàm lượng flavonoid trong thân cây khi chiết bằng dung môi là ethanol 90% là rất lớn, lớn gấp 20 lần trong thân, so với khi chiết bằng nước, trong lựa chọn dung môi chiết xuất, dung môi này là rất đáng quan tâm.
Ta thấy hàm lượng flavonoid trong củ khá lớn, tuy nhiên hàm lượng này chỉ bằng ¼ hàm lượng trong thân cây Dong riềng đỏ.
Hàm lượng Cumarin trong thân và củ cây Dong riềng đỏ khi chiết bằng cồn 80 độ khá cao, phân bố hàm lượng trong củ và thân tương đương nhau. Điều này là quan trọng, vì phần thân sẽ không còn là nguyên liệu tận thu nữa mà nó trở thành nguyên liệu chính - nếu sự quan tâm là cumarin.
Hàm lượng glucosid trợ tim trong thân cây Dong riềng đỏ là rất đáng kể (trung bình 0,8640%), cứ 1000g nguyên liệu này sẽ cho gần 9g Glucosid trợ tim.
Tuy nhiên, hàm lượng này ở trong của Dong riềng đỏ lại ít hơn 1 nửa so với trong thân.
Qua định tính, nhóm nghiên cứu thấy có sự có mặt của saponin, cyanua, với lượng rất nhỏ, dạn vết, nên nhóm không tiến hành định lượng các chất này.
Trong 1kg thân củ cây Dong riềng đỏ có khoảng 8g glucosid trợ tim và 7,4g coumarin chống đông máu. Như vậy, với 15g thân củ khô dong riềng đỏ dùng hàng ngày cung cấp tới 12mg glucosid trợ tim và 10mg coumarin. Đây là nguồn dược chất tự nhiên hỗ trợ làm giãn mạch, chống cục máu đông gây tắc mạch vành, tăng cường tưới máu cơ tim, thân thiện với con người.