Nguyên nhân gây tình trạng suy tim trái thường gặp
Các bệnh lý gây ứ đọng máu trong tâm thất trái hoặc khiến cho thất trái làm việc quá sức đều có thể gây ra suy tim trái. Các nguyên nhân thường gặp là:
Tăng huyết áp động mạch: Là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra tình trạng suy tim trái.
Bệnh lý động mạch vành: Nhồi máu cơ tim – một phần cơ tim bị hoại tử do không được tưới máu; Bệnh lý động mạch vành mạn tính, thiếu máu cơ tim…
Một số bệnh về van tim: hở van hai lá; hở hay hẹp van động mạch chủ đơn thuần hoặc phối hợp với nhau.
Các tổn thương cơ tim: Viêm cơ tim do thấp tim, nhiễm độc hay nhiễm khuẩn; Các bệnh lý về cơ tim khác làm cơ tim bị suy
Một số bệnh tim bẩm sinh: Hẹp eo động mạch chủ; còn ống động mạch, ống nhĩ – thất chung…
Bệnh động mạch vành là nguyên nhân dẫn đến suy tim trái ( Nguồn ảnh: Internet)
Các triệu chứng bệnh suy tim trái
Khó thở: Là triệu chứng hay gặp nhất. Lúc đầu người bệnh thấy khó thở khi gắng sức, về sau khó thở xảy ra thường xuyên, bệnh nhân nằm cũng khó thở nên thường phải ngồi dậy để thở. Diễn biến và mức độ khó thở cũng rất khác nhau: có khi khó thở dần dần, nhưng nhiều khi lại đột ngột, dữ dội như trong cơn hen tim hay phù phổi cấp.
Cơn đau tức ngực: Người bệnh thường có cảm giác đau ngực, nặng ngực hoặc đánh trống ngực; có thể do bệnh nhân đã có bệnh động mạch vành hoặc do suy giảm tưới máu cơ tim. Người bệnh cũng thường có cảm giác hồi hộp đánh trống ngực do nhịp tim nhanh.
Ho: Có thể xảy ra vào ban đêm hoặc khi bệnh nhân gắng sức. Thường là ho khan nhưng cũng có khi ho ra đờm lẫn ít máu.
Các triệu chứng khác: cảm giác yếu, chóng mặt, giảm trí nhớ, đau đầu, mất ngủ, tiểu về đêm, tiểu ít;…
Các xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán:
Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu cơ bản giúp đánh giá tình trạng chung của người bệnh và các rối loạn, bệnh lý liên quan như thiếu máu, rối loạn lipid máu, đái tháo đường,…
X-quang: Tim trái to ra; cả hai phổi mờ, nhất là vùng rốn phổi.
Điện tâm đồ: Thường chỉ thấy dấu hiệu tăng gánh các buồng tim bên trái: Trục trái, dày nhĩ trái, dày thất trái. Bên cạnh đó điện tim giúp cho chẩn đoán nguyên nhân nếu có (ví dụ: Nhồi máu cơ tim).
Siêu âm tim: Là một thăm dò rất quan trọng. Siêu âm tim cho thấy kích thước các buồng tim tría giãn to; giúp ta biết được sự co bóp của các thành tim, đánh giá chức năng tâm thất trái dựa trên phân số tống máu (EF)
Các phương pháp khác hỗ trợ chẩn đoán
Chụp cộng hưởng từ chức năng tim (MRI),cho phép đánh giá chính xác chức năng thất trái cũng như các vùng cơ tim.
Chụp cắt lớp vi tính đa dãy (MSCT)
Phóng xạ đồ tưới máu cơ tim (SPECT)
Ký thuật chụp CT giúp chẩn đoán suy tim trái (Nguồn ảnh: internet)
Vấn đề khi người bệnh đang điều trị suy tim trái cần lưu ý
Tuân thủ nghiêm ngặt các phương pháp điều trị suy tim trái do bác sĩ chỉ định. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc hoặc bỏ điều trị khi cảm thấy người khỏe hơn mà chưa hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị.
Trong thời gian điều trị nếu người bệnh cảm thấy các triệu chứng của suy tim trái của mình nặng lên, cần tới gặp bác sĩ điều trị ngay mà không chờ đến khi hết thuốc.
Thường xuyên theo dõi cân nặng, huyết áp, theo dõi lượng nước tiểu hằng ngày để báo bác sĩ điều chỉnh thuốc.
Bệnh nhân duy trì tập thể dục đều đặn hàng ngày trong khả năng cho phép; tiếp tục điều trị tốt các yếu tố nguy cơ như bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh rối loạn lipid máu.
Bất kể bạn điều trị bệnh suy tim trái theo phương pháp nào cũng cần phải tuân thủ theo tất cả các khuyến cáo của bác sĩ trong việc điều trị cũng như chế độ ăn, luyện tập và sinh hoạt để bạn có được chất lượng cuộc sống tốt nhất có thể.
Nguồn: Cardocorz - Dong riềng đỏ