Phòng và điều trị bệnh suy tim ở người cao tuổi

28/01/2016 - Lượt xem: 2911

Suy tim là tình trạng cơ tim không đảm bảo được nhu cầu về cung cấp lượng tuần hoàn. Do tình trạng của từng bệnh mà tim có thể suy một bên trước rồi dẫn đến suy tim toàn bộ hoặc suy tim toàn bộ ngay từ đầu. Suy tim ở người cao tuổi là biến chứng cuối cùng của tất cả các bệnh liên quan đến tim mạch, bệnh tăng huyết áp hay toàn bộ các bệnh toàn thân khác…Cách phòng và điều trị bệnh suy tim ở người cao tuổi như thế nào?

Dấu hiệu nào giúp nhận biết bệnh suy tim ở người cao tuổi?

Suy tim ở người cao tuổi có thể là mạn tính, hoặc xuất hiện đột ngột thì gọi là suy tim cấp.

Đối với suy tim mạn tính, tình trạng khó thở có thể xảy ra khi gắng sức hoặc nằm. Biểu hiện thường thấy là: Người bệnh hay mệt mỏi, phù cẳng chân hoặc bàn chân, hồi hộp tim đập nhanh; giảm khả năng gắng sức; tăng cân do giữ nước.

Đối với suy tim ở người cao tuổi cấp, triệu chứng tương tự như bệnh suy tim mạn tính, tuy nhiên diễn biến đột ngột và tiến triển nặng nhanh; đột ngột khó thở, thở nhanh; hồi hộp, nhịp tim nhanh; đánh trống ngực, đau ngực nếu suy tim cấp do nhồi máu cơ tim.

Phòng và điều trị bệnh suy tim ở người cao tuổi

Phòng và điều trị bệnh suy tim ở người cao tuổi

Nguyên nhân dẫn đến bệnh suy tim

Theo GS.TS Phạm Gia Khải – Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, chuyên gia đầu ngành về tim mạch cho biết:“Suy tim là căn bệnh chính ở người già. Vì khi con người già đi, các cơ quan chức năng chuyển hóa không hoạt động, không tổng hợp được tốt dẫn đến dị hóa nhiều nên khó tránh khỏi các bệnh lão hóa của tuần hoàn”.Đặc biệt, khi già các tế bào não chết dần đi và không được phục hồi, thêm đó sức khỏe và cơ bắp lại kém, dẫn đến động mạch, tĩnh mạch và tim bị lão hóa. Trong đó, một trong các lão hóa hay gặp ở người già là động mạch vành, động mạch nuôi dưỡng cơ tim bị hẹp lại, dẫn đến cơ tim không co bóp được tốt, làm cho bệnh nhân gắng sức, khó thở, tức ngực khi vận động mạnh.

Những nguyên nhân dẫn đến suy tim ở người cao tuổi chủ yếu là do: Huyết áp cao không điều trị; Bệnh cơ tim thiếu máu; Nhồi máu cơ tim; Bệnh van tim (hẹp, hở van 2 lá, hẹp hở van động mạch chủ); Bệnh tim bẩm sinh không điều chỉnh bằng phẫu thuật (hẹp van động mạch phổi, còn ống động mạch…); Viêm cơ tim; Cường giáp không điều trị; Suy thận mạn tính; Loạn nhịp tim kéo dài…

Ngoài những bệnh của quả tim kể trên, một số bệnh của mạch máu chủ yếu là của động mạch, cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến suy tim. Đặc biệt, cao huyết áp không điều trị, một số bệnh của mạch máu có thể là những nguyên nhân dẫn đến suy tim.

Cuối cùng, một số bệnh toàn thân cũng là nguyên nhân dẫn đến suy tim, điển hình là suy tim do tuyến giáp hoạt động thái quá  (nhiễm độc giáp) hoặc kém quá (suy giáp), suy tim do thiếu máu. Một số nhiễm độc hoặc suy dinh dưỡng, rối loạn điện giải, xơ vữa mạch, bệnh huyết khối, rối loạn mỡ máu, rối loạn nhịp tim đôi khi là nguyên nhân dẫn đến suy tim.

Còn lại, khoản 40% không thể tìm được một nguyên nhân cụ thể cho việc gây suy tim.

Chẩn đoán và điều trị bệnh suy tim ở người cao tuổi

Cũng theo GS Phạm Gia Khải: “Thông thường, bệnh nhân suy tim tìm đến thầy thuốc khi họ bị khó thở khi gắng sức. Đây là dấu hiệu đầu tiên của bệnh. Nhưng để chắc chắn, bệnh nhân cần được thăm khám cụ thể. Trước hết là khám lâm sàng, sau đó sẽ triển khai làm các nghiệm hóa, sinh máu. Tiếp đến là tiến hành điện tâm đồ, siêu âm tim. Trải qua tất cả các bước này mới có thể kết luận chuẩn xác là người bệnh có suy tim hay không?”.

Sau khi có kết luận, nếu bệnh nhân bị suy tim cũng có thể biết ngay được bệnh nhân bị suy tim ở mức độ nào. Trường hợp suy tim cấp độ 1 (tức là bệnh nhân gắng sức nhưng không sao); Suy tim cấp độ 2 (bệnh nhân gắng sức thì bị khó thở). Chẳng hạn như  người bệnh đi bộ khoảng 2 đến 3 dãy nhà, mỗi dãy nhà khoảng 50m, đi nhanh, bệnh nhân thấy tức ngực khó thở. Hoặc khi làm việc gắng sức, quá sức cảm thấy khó thở.

Suy tim cấp độ 3 là khi bệnh nhân làm việc nhẹ nhưng đã cảm thấy khó thở. Đơn giản như người bệnh chỉ cần bê 1 chậu nước, nhưng đã gây cảm giác khó thở. Còn suy tim cấp độ 4 là khi người bệnh chỉ ngồi, không làm việc gì khác nhưng vẫn cứ thở hồng hộc.

Thông thường nếu phát hiện suy tim ở cấp độ 1, việc tiến hành phòng tránh bệnh sẽ rất tốt. Còn trường hợp đã suy tim ở độ 2 là cần phải chú ý để điều trị bệnh. Trong điều trị suy tim, cần điều trị triệu chứng chung và điều trị nguyên nhân. Trong những trường hợp tiếp nhận cấp cứu, cần phải xử lý nhanh các triệu trứng suy tim trước bằng các thuốc trợ tim, lợi tiểu…

Việc điều trị nguyên nhân cũng góp phần khá tích cực làm giảm suy tim nhanh. Các nguyên nhân chủ yếu điều trị được là rối loạn chức năng thất trái do thiếu máu cục bộ, nhiễm độc giáp, suy giáp, các tổn thương van tim, các rối loạn nhịp, viêm cơ tim cấp, phì đại thất trái do tăng huyết áp…

Ngoài ra, chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện thể dục cũng góp phần quan trọng trong điều trị bệnh. Bệnh nhân cần hạn chế ăn mặn và uống ít nước tránh việc phù và giữ nước.

Phòng và điều trị bệnh suy tim ở người cao tuổi 2

Phòng và điều trị bệnh suy tim ở người cao tuổi 2

Người mắc bệnh suy tim cũng không nên ăn nhiều trong một bữa, mà cần chia nhỏ bữa ăn sẽ tốt hơn. Những người suy tim nặng hạn chế hoạt động thể lực, nghỉ ngơi tại giường nếu cần thiết. Sau đó hoạt động trở lại từ từ có sự theo dõi sát của bác sĩ.

Hiện nay, trên thế giới còn điều trị bằng phương pháp ghép tim cho bệnh nhân suy tim nặng. Tuy nhiên, việc ghép tim chỉ được thực hiện ở một số trung tâm lớn trên toàn thế giới, tỷ lệ thành công cũng cao. Tuy nhiên do giá thành lớn, mà người hiến tim cũng khá hạn chế nên số lượng người bệnh được phẫu thuật ghép tim là khá hiếm.

GS.TS Phạm Gia Khải khuyên, để có cuộc sống cân bằng và phòng tránh tốt bệnh tật thì mỗi chúng ta nên sống một cách khoa học. Mỗi người cần phải biết phòng bệnh hợp lý, giải trí hợp lý, biết thể dục và làm việc hợp lý, hòa mình vào thiên nhiên thì cuộc sống mới ý nghĩa và chất lượng hơn.

Những điều cần chú ý đối với người bệnh suy tim

  • Không hút thuốc lá, thuốc lào
  • Kiểm tra cân nặng hàng ngày
  • Chế độ ăn hạn chế muối
  • Hạn chế mỡ động vật, nội tạng động vật và cholesterol
  • Hạn chế rượu và dịch: Người bệnh suy tim không nên uống rượu. Rượu có thể tương tác với các thuốc điều trị suy tim, giảm khả năng co bóp của cơ tim, gây rối loạn nhịp tim.
  • Hoạt động ở mức độ trung bình giữ cân nặng hợp lý, giảm nhu cầu của cơ tim. Trước khi tập luyện nên hỏi ý kiến bác sĩ điều trị về chế độ tập luyện và các chương trình phục hồi chức năng tim mạch.

Biên tập: Cardocorz - Dong riềng đỏ

"Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cardocorz Nạp Khí được bào chế từ Ngọc trúc và các thảo dược quý giúp cường tim, mạnh tâm khí, giảm nguy cơ giãn cơ tim. Phù hợp sử dụng cho người hẹp hở van tim, bị suy tim nhẹ và vừa; người có nguy cơ giãn, dày cơ tim do huyết áp cao, thiếu máu cơ tim."

02439036266