Đau thắt ngực là mầm mống của nhồi máu cơ tim

27/09/2017 - Lượt xem: 26342

Cơn đau thắt ngực xuất hiện khi gắng sức và đỡ khi nghỉ ngơi là triệu chứng lâm sàng quan trọng để chẩn đoán bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ hay còn gọi là bệnh lý mạch vành.

Hiện nay ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ có xu hướng tăng lên nhanh chóng. Vấn đề nghiêm trọng này chủ yếu liên quan đến bệnh lý mạch vành, bởi vì đây là nguồn cấp máu duy nhất cho cơ tim. Cho nên trên phương diện sinh lý  thì sự sống còn của động mạch vành chính là sự sống còn của tim

Nhận biết cơn đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim

  • Vị trí đau:  ở sâu phía sau xương ức hoặc ngay ở dưới núm vú trái, có thể đau ở vùng trước tim, vai trái hoặc phải, bụng trên, lưng, đau có thể lan lên cổ, vai, hàm. Một điểm rất quan trọng đó là hướng lan tỏa của đau đó là đau xuyên lồng ngực ra phía sau tới vùng giữa hai bả vai, thường bị hơn là đau lên hai vai và sang tay trái dọc xuống cánh tay, cẳng tay có khi cả ngón tay.
  • Hoàn cảnh xuất hiện: thường xuất hiện khi gắng sức, xúc cảm mạnh, gặp lạnh, sau bữa ăn nhiều. Một số trường hợp cơn đau thắt ngực có thể xuất hiện về đêm, khi thay đổi tư thế, hoặc khi  kèm cơn nhịp tim nhanh.

Đau thắt ngực là mầm mống của nhồi máu cơ tim

  • Tính chất đau: hầu hết các bệnh nhân mô tả cơn đau thắt ngực như thắt lại, bó nghẹt, hoặc đè nặng trước ngực và đôi khi có cảm giác buốt giá. Hoặc cảm giác như nhói châm, ran ran, ngăn ngăn, có khi cảm giác nóng rát. Bệnh nhân hay mô tả là nhiệt hoặc hỏa bốc từ chính giữa ngực lên nghẹn ở cổ; hoặc bóp nghẹt lấy cổ gây cảm giác như khó thở hoặc ngộp thở. Nhưng cũng có bệnh nhân mô tả chỉ như nháy, nhói, tức tức, hồi hộp, hẫng, hụt hơi và mệt ở ngực mà thôi; kèm theo có thể chóng mặt, hoảng hốt, đau đầu, vã mồ hôi…
  • Thời gian cơn đau: thường kéo dài từ 3 -5 phút, có thể dài hơn nhưng không quá  20 phút ( nếu đau kéo dài hơn và xuất hiện ngay cả khi nghỉ thì cần nghĩ đến nhồi máu cơ tim). Những cơn đau do xúc cảm  thường kéo dài hơn là đau do gắng sức.
  • Cơn đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim được chia làm 4 mức độ từ nhẹ đến nặng

Mức I:             Đau thắt ngực chỉ xuất hiện khi hoạt động thể lực rất mạnh

Mức II:            Đau thắt ngực xuất hiện khi leo cầu thang bộ lên tầng 2, 3

Mức độ III:      Đau thắt ngực xuất hiện khi leo cầu thang bộ lên tầng 1

Mức IV:          Đau thắt ngực khi làm việc nhẹ, gắng sức nhẹ

  • Thời điểm hay bị đau thắt ngực: cơn đau thường xuất hiện đang khi hoặc ngay sau khi gắng sức thể lực hoặc xúc động nhưng mau lẹ, giảm rõ và hết hẳn nếu nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc giãn mạch vành.

Xem nhẹ cơn đau thắt ngực có thể nguy hiểm tới tính mạng

Đau thắt ngực dù thuộc loại đau thắt ngực ổn định hay không ổn định đều là mầm mống của nhồi máu cơ tim – một tình trạng hoại tử cơ tim do nguyên nhân thiếu máu cục bộ. Nếu người trên 65 tuổi, mỗi ngày có 2 cơn đau thắt ngực trở lên với tiền sử huyết áp cao, rối loạn chuyển hóa cholesterol máu, đái tháo đường, béo phì, nghiện thuốc lá,… thì nguy cơ nhồi máu cơ tim là hiện hữu. Có bằng chứng cho rằng chất nicotin hoặc những hoạt động thể lực mãnh liệt là nguyên nhân trực tiếp gây bong nứt mảng xơ vữa động mạch vành dẫn tới sự hình thành các cục máu đông gây tắc hoàn toàn hoặc không hoàn toàn động mạch vành biểu hiện ra bên ngoài bằng những cơn đau thắt ngực kéo dài từ vài chục phút đến vài giờ, đe dọa trực tiếp tính mạng bệnh nhân.

Hình ảnh đặt 4 stent mạch vành sau nhồi máu cơ tim

Vì vậy khi có những dấu hiệu đau thắt ngực kể trên, tốt nhất người bệnh hãy đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa tim mạch. Tại đây bệnh nhân sẽ được chẩn đoán phân loại bệnh theo yếu tố nguy cơ; tùy theo tình trạng sẽ được điều trị bảo tồn hoặc can thiệp đặt stent mạch vành. Dù bệnh nhân có được can thiệp mạch vành hay không thì tất cả các bệnh nhân bị thiếu máu cơ tim vẫn phải uống thuốc lâu dài, mặc dù một số thuốc tim mạch khi dùng lâu dài có ảnh hưởng tới chức năng  các cơ quan khác như dạ dày, gan, thận, cơ xương khớp…

Cây dong riềng đỏ hỗ trợ điều trị thiếu máu cơ tim cục bộ

 Đây là cây thuốc mới chưa có trong dược điển, được Bs Hoàng Sầm (người Dao) hiện là Chủ tịch Viện Y học bản địa Việt Nam  nghiên cứu từ năm 2002 đến nay. Đề tài nghiên cứu trọng điểm mã số B2005-04-46TĐ được thực hiện bởi Trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên đã định lượng được một số hoạt chất sinh học chữa bệnh tim trong dịch chiết dong riềng đỏ với hàm lượng khá cao. Trong 1kg thân củ dong riềng đỏ chiết xuất theo phương pháp đặc biệt sẽ thu được 8g glucosid trợ tim và 7,4g coumarin chống đông máu. Đây là nguồn dược chất tự nhiên làm giãn mạch và chống cục máu đông gây tắc mạch vành, tăng cường tưới máu cơ tim và thân thiện với cơ thể người.

 Labo nghiên cứu y học

 

Nghiên cứu độc tính của dịch chiết dong riềng đỏ công bố trên Tạp chí Y học thực hành số tháng 7/2008 không thấy bất thường về sinh hóa, cấu trúc  mô gan, tim, thận của thỏ thử thuốc so với nhóm chứng. Trên mô tim thỏ thử thuốc có hình ảnh giãn mạch sung huyết  tăng tưới máu cơ tim, liều càng cao sung huyết càng tăng.

Theo: www.bacsitimmach.com.vn

02439036266