Đau thắt ngực được coi là mầm non của nhồi máu cơ tim, suy tim do suy vành.
Trên thế giới, đau thắt ngực do cơ tim thiếu máu cục bộ do mạch vành là phổ biến và nghiêm trọng.
Sự sống còn của mạch vành chính là sự sống còn của tim, sự sống còn của tim chính là sự sống còn của người bệnh.
Tại các nước Âu – Mỹ tỷ lệ chết có liên quan trực tiếp tới mạch vành chiếm 33-35%. Theo thống kê 1993, số lượng người Việt Nam chết trực tiếp do mạch vành là 29,3%. Bệnh mạch vành là kẻ giết người số 1 của nhân loại ( Câu nói của Giáo sư Nguyễn Ngọc Lanh nguyên trưởng bộ môn sinh lý bệnh Đại học y Hà nội, 1988). Bệnh lý đau thắt ngực thường được coi là “mầm non” của nhồi máu cơ tim, suy tim do suy vành và giảm tuổi thọ, đột quỵ loài người.
Cây An tim ( cây Dong riềng đỏ) điều trị cơ tim thiếu máu cục bộ
+ Nội khoa: nhóm thuốc giãn mạch vành, chống đông, chống suy tim, giảm mỡ máu để thụ động, gián tiếp cải thiện tình trạng lòng mạch hẹp do xơ vữa.
+ Can thiệp: thủ thuật nong vành, đặt stent, phẫu thuật bắc cầu vành, các thủ thuật rất đắt và không phổ cập được cho các tuyến y tế cơ sở và các bệnh viên tư nhân.
Năm 2002, nhóm nghiên cứu phát hiện và thừa kế cây thuốc An tim là cây thuốc chữa đau thắt ngực, đau nhói ngực, khó thở, tim đập nhanh, mệt mỏi, phù chân.
Theo sự mô tả của ông lang dân tộc thiểu số dường như phù hợp với chứng đau thắt ngực do bệnh lý mạch vành và suy tim do suy vành.
Cây thuốc này nhiều tên gọi: Cao Bằng gọi là Xim khỏn hoặc An tim; Lạng Sơn gọi là Xim-tầu-tẳng có nghĩa là tim đập nhanh; người Dao gọi sim mun nghĩa là đau tim, người Việt Thái Nguyên gọi là dong riềng đỏ (riềng đỏ, riềng tím)
Từ giữa năm 2003, nghiên cứu hồi cứu trên 56 bệnh nhân đã được điều trị cơn đau thắt ngực bằng cây thuốc này từ bác sỹ Nguyễn Quốc Vinh, thấy kết quả hết sức khả quan.
Nghiên cứu tiền cứu lâm sàng cộng bằng tự đối chứng trước – sau qua triệu chứng lâm sàng và điện tim. Kết quả: Với 112 bệnh nhân bị đau thắt ngực do cơ tim thiếu máu cục bộ đều giảm hoặc hết đau ngực. Hình ảnh điện tim trước – sau điều trị được cải thiện rõ rệt trên sóng T và ST.
Suy luận: giả thiết rằng cây riềng đỏ có khả năng tác dụng cải thiện tình trạng mạch vành bệnh lý gây chứng đau thắt ngực hiệu quả.
1. Xác định tên khoa học và hình thái giải phẫu thực vật đại thể, vi thể của cây riềng đỏ.
2. Xác lập qui trình chiết xuất hoạt chất từ cây riềng đỏ và bước đầu phân tích một số hoạt chất trong dịch chiết cây riềng đỏ.
3. Nghiên cứu độ an toàn của dịch chiết qua súc vật thực nghiệm để xác định độc tính cấp, liều LD50 và độc tính bán trường diễn.
4. Thử nghiệm sinh khả dụng trên người tình nguyện
5. Thử thuốc lâm sàng có đối chứng trên người với vị thuốc đan sâm
Dịch chiết cây Dong riềng đỏ điều trị cơ tim thiếu máu cục bộ
Mục tiêu 1: Xác định tên khoa học và hình thái giải phẫu thực vật đại thể, vi thể của cây riềng đỏ.
Sử dụng khóa phân loại thực vật, độc lập đọc tiêu bản đại thể và vi thể của nhiều nhà khoa học
Phản biện kín trên cơ sở so sánh loại trừ
Xử lý kết quả bằng toán logic
Xác định tên khoa học của cây Dong riềng đỏ.
Mục tiêu 2: Xác lập qui trình chiết xuất hoạt chất từ cây riềng đỏ, bước đầu phân tích một số hoạt chất trong dịch chiết cây riềng đỏ có khả năng tác dụng trên mạch vành .
So sánh loại trừ các loại dung môi phân cực và không phân cực bằng chiết phân đoạn trên bình shoxlett qua kết quả định tính, định lượng
Sử dụng các loại phổ cộng hưởng từ H-NMR, phổ FTIR, phổ EI-MS, Phổ C-NMR.. để xác định tên, cấu trúc phân tử các chất phân lập được
Mục tiêu 3: Nghiên cứu độ an toàn của dịch chiết qua súc vật thực nghiệm để xác định độc tính cấp, liều LD50 và độc tính bán trường diễn.
Xác định độc tính cấp và LD 50 của dịch chiết Dong riềng đỏ trên chuột nhắt trắng chủng swiss theo phương pháp Litchfield – Wilcoxon: đếm số chuột chết và kết quả mô tả tiêu bản mô tim, gan, thận.
Xác định độc tính bán trường diễn trên thỏ Orytolagus cuniculus bằng tiêu bản mô tim, gan, thận và 19 chỉ tiêu sinh hóa máu thỏ
Mục tiêu 4: Thử nghiệm sinh khả dụng trên người tình nguyện
Phát hiện hoạt chất RĐ xuất hiện trong máu sinh viên khỏe mạnh, tình nguyện bằng đường uống và ngậm dưới lưỡi theo biểu đồ thời gian
Vẽ đường cong sinh khả dụng
Mục tiêu 5: Thử thuốc lâm sàng có đối chứng trên người với vị thuốc đan sâm
Thiết kế nhóm trị và nhóm chứng ngẫu nhiên với n= 60 trên cơ sở tuyển mịn theo tiêu chuẩn vàng. Mẫu ∑ = 60 chia 2 nhóm n1=30, n2=30.Thử thuốc lâm sàng có đối chứng trên người giữa riềng đỏ và Đan sâm với liều trung bình
Xây dựng tiêu chí đánh giá lâm sàng và cận lâm sàng
Xử lý kết quả bằng phần mềm thuật toán thống kê
– Đã xác định được tên khoa học và hình thái giải phẫu thực vật đại thể, vi thể của cây dong riềng đỏ. Đây là cây chưa được ghi trong các tài liệu định danh sinh vật học ở Việt Nam tại thời điểm trước khi kết quả nghiên cứu được công bố.
– Đã xây dựng được phương pháp và quy trình chuẩn để chiết xuất các thành phần của cây Dong riềng đỏ. Sản phẩm dịch chiết này được sử dụng trên động vật và người tình nguyện tham gia nghiên cứu
– Đã chứng minh được dịch chiết Dong riềng đỏ an toàn với người sử dụng thông qua nghiên cứu độc tính cấp và độc tính bán trường diễn trên chuột nhắt trắng và thỏ
– Kết quả thử nghiệm trên người tình nguyện cho thấy tác dụng điều trị của dịch chiết Dong riềng đỏ trên bệnh nhân thiếu máu cơ tim cục bộ rất rõ ràng và có ý nghĩa thống kê.
Biên tập bởi: Bác sĩ Nguyễn Thành Nhật