Những ảnh hưởng của suy yếu đến bệnh tim mạch ở người cao tuổi

02/04/2019 - Lượt xem: 1741

Bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, nhất là ở người cao tuổi. Tuổi tác là một yếu tố nguy cơ chung của hầu hết các bệnh tim mạch, nhất là bệnh động mạch vành, tăng huyết áp, suy tim,... Theo thời gian cơ thể ngày một suy yếu đi. Vậy những ảnh hưởng của suy yếu đến bệnh tim mạch ở người cao tuổi là như thế nào?

Sự suy yếu là gì?

Suy yếu là một hội chứng lão hóa mà khi đó, cơ thể bị giảm sức đề kháng với các yếu tố gây stress do sự suy giảm dự trữ sinh lý của các hệ cơ quan. Sự suy giảm sức đề kháng khiến cơ thể không thể chịu được những tác động của tác nhân từ bên ngoài, khi đạt đến ngưỡng thì sẽ gây nên sự suy giảm chức năng của các hệ cơ quan trong cơ thể: thần kinh cơ, chuyển hóa, miễn dịch, dinh dưỡng, nhận thức.

Suy yếu là rất phổ biến ở người cao tuổi. Sự suy yếu ở người cao tuổi đưa đến nhiều hậu quả như tăng tỉ lệ tái nhập viện, làm giảm chất lượng cuộc sống, tăng tỉ lệ tàn tật và tử vong.

Sự thay đổi của hệ tim mạch trong quá trình lão hóa

Bất kì ai đều phải trải qua quá trình sinh - lão - bệnh - tử, đi liền cùng với quá trình phát triển và lão hóa của cơ thể. Có rất nhiều sự thay đổi của hệ tim mạch trong quá trình lão hóa, chính những thay đổi này dẫn đến các bệnh lý tim mạch.

Mạch máu

Tuổi càng cao, hệ mạch máu cũng sẽ biến đổi theo, cụ thể là: độ dày lớp nội mạc mạch máu tăng lên, động mạch trở nên xơ cứng, áp lực thành mạch tăng, vận tốc sóng mạch cũng tăng theo, phản hồi sóng trung tâm sớm hơn, giãn mạch qua các chất trung gian bị giảm sút. Những điều này làm hẹp động mạch và gây tăng huyết áp tâm thu.

Tâm nhĩ

Sự lão hóa cũng làm cho kích thước tâm nhĩ trái tăng lên, người cao tuổi hay bị ngoại tâm thu nhĩ và tăng nguy cơ bị rung nhĩ.

Nút xoang, nút nhĩ - thất

Ở người cao tuổi, nút xoang bị thoái hóa làm giảm tần số tim tối đa, giảm dao động tần số tim gây ra chứng rối loạn nút xoang, hội chứng nút xoang bệnh.

Nút nhĩ - thấy bị ảnh hưởng khiến thời gian dẫn truyền nhĩ-thất tăng gây ra block nhĩ thất độ hai, ba.

Van tim

Hệ tim mạch bị ảnh hưởng bởi quá trình lão hóa thì hệ thống các van tim cũng sẽ bị ảnh hưởng, các van tim bị calci hóa, xơ hóa gây hẹp, hở van tim.

Tâm thất

Tâm thất bị thoái hóa sẽ làm tăng sức căng thành thất, gây cơ cơ tim kéo dài, đồng thời cũng kéo dài thời gian đổ đầy tâm trương, làm giảm cung lượng tim tối đa, block nhánh phải thất, ngoại tâm thu thất (hay gặp ở người cao tuổi) để lại nhiều hậu quả nặng như phì đại thất trái, suy tim, nhịp nhanh thất và rung thất.

Mối liên quan giữa suy yếu và bệnh tim mạch

Suy yếu và bệnh tim mạch là hai vấn đề phổ biến ở người cao tuổi. Cả hai quá trình đều liên quan đến yếu tố viêm mạn tính. Đối với bệnh tim mạch, yếu tố viêm đóng vai trò quan trọng trong sự oxy hóa lipoprotein và việc hình thành các mảng xơ vữa trong lòng mạch. Đối với sự suy yếu, yếu tố viêm có thể gây dị hóa hệ thần kinh hormon, lấy amino acid từ cơ làm giảm khối cơ. Cơ là nới chứa nhiều các amino acid nên khi khối cơ giảm, sự chuyển hóa trong cơ giảm sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể, đây là yếu tố cốt lõi trong suy yếu.

Một điểm chung nữa của hai quá trình này chính là sự đề kháng với Insulin. Đề kháng Insulin làm giảm việc bảy gãy các protein cơ, làm giảm các acid amin có sẵn để sửa chữa.

Đồng thời, bệnh tim mạch cũng góp phần vào sự tiến triển suy yếu, làm nặng hơn quá trính suy yếu và ngược lại, dẫn tới hậu quả khiến người bệnh tàn phế, và tăng tỉ lệ tử vong.

Những ảnh hưởng của suy yếu đến bệnh tim mạch

Bệnh mạch vành gây thiếu máu cơ tim

Như đã mô tả ở trên, sự suy yếu ở người cao tuổi tác động xấu tới hệ tim mạch, làm thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch, từ đó tác động tới bệnh mạch vành gây thiếu máu cơ tim. Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sự suy yếu làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành khiến người cao tuổi xuất hiện những cơn đau thắt ngực ổn định hoặc không ổn định kèm theo mệt mỏi, khó thở, nhất là khi gắng sức, có thể đe dọa tính mạng nếu nó trở thành một cơn nhồi máu cơ tim cấp.

Mặt khác,  khi mắc bệnh mạch vành những người bệnh suy yếu cần có thời gian hồi phục lâu hơn, có thể sẽ phải kéo dài thời gian nằm viện, và nguy cơ gặp các biến chứng hậu phẫu nhiều hơn so với một người không suy yếu như chảy máu, nhồi máu cơ tim, tái tắc hẹp sau đặt stent  mạch vành và nguy cơ huyết khối. Do đó, đối với người bệnh cao tuổi khi mắc bệnh động mạch vành, cần phải cân nhắc kĩ lưỡng giữa lợi ích và nguy cơ trước khi tiến hành can thiệp mạch vành.

Suy tim

Suy tim là con đường cuối cùng của hầu hết các bệnh lý tim mạch nói chung, là một trong những nguyên nhân chính làm giảm sút khả năng lao động, dẫn đến tàn tật, tăng khả năng nhập viện và tử vong ở người cao tuổi. Những người bị suy tim có thể trạng suy yếu sẽ khiến tiên lượng bệnh trở nên xấu hơn, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh một cách đáng kể.

Rung nhĩ

Rung nhĩ là mộ rối loạn nhịp thường gặp ở người cao tuổi. Người bệnh suy yếu bị rung nhĩ sẽ gia tăng khả năng mắc các bệnh lý tim mạch khác khiến người bệnh phải phải sử dụng nhiều loại thuốc, điều này sẽ làm tăng sự tương tác thuốc và làm tăng sư có mặt các tác dụng phụ của thuốc và khiến việc lựa chọn thuốc cho bệnh nhân trở nên khó khăn.

Người bệnh suy yếu bị rung nhĩ sẽ có nguy cơ xuất hiện thuyên tắc động mạch do việc hình thành cục máu đông, các bất thường thần kinh như suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ cao hơn, dẫn đến tăng tần suất đột quỵ, tử vong và mắc độ nặng của bệnh.

Tóm lại, những ảnh hưởng của suy yếu đến bệnh tim mạch đều gây bất lợi và tác động xấu tới sức khỏe của người cao tuổi. Giữa hai quá trình này một số điểm chung và có mối liên quan tới nhau, tác động qua lại nhau. Sự suy yếu khiến cho người bệnh tim mạch có kết cục xấu hơn. Việc kiểm soát và có thái độ đúng đắn với bệnh tật sẽ giúp giảm đi gánh nặng lên bệnh nhân và xã hội.

 

Biên tập bởi Cardocorz – Dong riềng đỏ

02439036266