Tăng huyết áp cùng với tình trạng xơ vữa động mạch làm gia tăng mức độ nguy hiểm và tái phát nhồi máu cơ tim. Các mảng xơ vữa động mạch vành làm chít hẹp lòng mạch, là cái nền thường xuyên đe dọa nhồi máu cơ tim tại vùng cơ tim tương ứng bất cứ lúc nào; còn cơn tang huyết áp lại khiến tim phải gắng sức thật nhiều mới có thể vận chuyển được máu từ đó làm gia tăng nguy cơ xuất hiện cơn nhồi máu cơ tim cấp. Có tới ⅓ số trường hợp người bệnh bị nhồi máu cơ tim đều có tiền sử tăng huyết áp. Như vậy, tăng huyết áp là một tác nhân lớn gây nhồi máu cơ tim, nên việc phòng ngừa tái phát nhồi máu cơ tim cũng cần phải tập trung vào việc kiểm soát huyết áp tốt.
Căng thẳng tinh thần và stress là kẻ thù lớn của bệnh nhồi máu cơ tim. Đối với những stress ở dạng cảm xúc mà đỉnh điểm là chấn thương tinh thần thì có thể chủ động giải tỏa bằng nghị lực, bản lĩnh, nhân cách, tư tưởng và quan điểm sống. Quản lý được stress sẽ giúp bạn kiểm soát huyết áp một cách tốt hơn, từ đó sẽ tránh được nguy cơ tái phát nhồi máu cơ tim. Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta không thể loại bỏ hoàn toàn stress nhưng hoàn toàn có thể giải tỏa chúng bằng cách thư giãn, luyện tập như tập thở, tập yoga và thiền.
Thuốc là lá là kẻ thù của bệnh tim mạch nói chung và nhồi máu cơ tim nói riêng. Thuốc lá gây co thắt động mạch vành, làm hư tổn nội mạch, là tác nhân của các mảng xơ vữa và huyết khối; tăng tính đông máu, giảm lượng cholesterol có lợi, làm giảm lượng oxy từ phối tới tim. Chính vì vậy, hãy từ bỏ thuốc lá ngay từ hôm nay bởi những tác hại vô cùng lớn mà nó gây ra cho chính bạn cũng như những người thân và cả cộng đồng.
Những loại thực phẩm giàu chất béo trans (chất béo chuyển hóa) và chất béo bão hòa
Các thực phẩm này giàu chất béo trans (chất béo chuyển hóa) và chất béo bão hòa sẽ làm tăng nồng độ cholesterol “xấu” trong máu, làm xơ vữa động mạch. Lượng chất béo hàng ngày cơ thể tiêu thụ không nên vượt quá 7% tổng lượng calo tiêu thụ.
Các thực phẩm chứa nhiều chất béo trans cần tránh gồm: các món ăn vặt, đồ nướng, pizza đông lạnh, bánh quy, thức ăn nhanh, kem, thịt đỏ, thực phẩm đóng gói. Bạn cần đọc kỹ các thành phần trên nhãn mác thực phẩm khi lựa chọn.
Những loại thức ăn giàu muối và đường
Để duy trì được mức huyết áp và đường huyết ổn định thì việc ăn giảm muối, đường là hết sức cần thiết. Khuyến cáo lượng muối (natri) dùng hằng ngày không vượt quá 2.300mg và nếu có sự góp mặt của các yếu tố nguy cơ khác thì bạn nên hạn chế thấp hơn với mức 1.500mg.
Cố gắng hạn chế sử dụng thêm mắm, muối trong quá trình chế biến và các bữa ăn; người bệnh có thể thay thế bằng các loại thảo dược. Hạn chế ăn các loại đồ muối sẵn như dưa muối, cà muối, kim chi,... Sau khi bị nhồi máu cơ tim, người bệnh cũng cần có mức tiêu thụ đường tinh chế thấp để tránh nguy cơ tăng cân và rối loạn đường huyết.
Rối loạn chuyển hóa đường sẽ xúc tiến sự tiến triển nhồi máu cơ tim bởi nó gây tổn thương nội mạch ở thành mạch vành, làm tăng lượng cholesterol xấu gây tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.
Thực phẩm giàu cholesterol
Cholesterol xấu được biết đến là một thủ phạm chính làm tắc nghẽn lòng động mạch. Do vậy, trong chế độ ăn hàng ngày, người bệnh cần đặc biệt lưu ý, không nên có nhiều hơn 300mg cholesterol sau khi bị nhồi máu cơ tim.
Những loại thực phẩm giàu cholesterol như trứng, bơ, sữa, phô mát, thịt đỏ, nhất là nội tạng động vật như tim, gan, thận, lòng,...
Việc gắng sức một cách quá mức sẽ là nhân tố đe dọa tái phát cơn nhồi máu cơ tim. Những trường hợp người bệnh bị nhồi máu cơ tim không được chẩn đoán kịp thời và cứ tiếp tục hoạt động thể lực thái quá sẽ khiến mức độ tổn thương của cơ tim (đám hoại tử cơ tim khi bị nhồi máu cơ tim) sẽ trở nên nghiêm trọng hơn dễ gây phình tâm thất, loạn nhịp và suy tim.
Tuy nhiên, tất cả các trường hợp người bệnh sau nhồi máu cơ tim đều nên chủ động rèn luyện thể chất. Rèn luyện thể dục thể thao vừa đủ, đúng cách sẽ giúp người bệnh phòng ngừa nhồi máu cơ tim tái phát và tăng cường sức đề kháng, khả năng chịu đựng của cơ thể. Theo khuyến cáo, người bệnh nên rèn luyện thường xuyên, trung bình 30 phút/ ngày, tối thiểu 5 ngày/ tuần. Bạn có thể lựa chọn những bộ môn tập luyện phù hợp với sức khỏe của mình như đi bộ, chạy bộ, tập yoga, thiền,... Trước khi lựa chọn và quyết định tập luyện, người bệnh nên trao đổi thảo luận với bác sĩ điều trị của mình trước khi bắt đầu để đảm bảo rằng nó không làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Khi cơ thể rơi vào tình trạng thiếu ngủ sẽ khiến rất nhiều bất lợi cho sức khỏe của người bệnh nói chung và sức khỏe tim mạch nói riêng. Ngủ đủ giấc là một trong những biện pháp tốt giúp người bệnh hồi phục sức khỏe. Cố gắng ngủ được 6-7 giờ/đêm.
Nên tránh việc sử dụng cà phê, trà cũng như những đồ uống kích thích khác trước khi ngủ và cố gắng duy trì cho mình một thói quen ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ. Bạn cũng không nên sử dụng các tiện ích như máy tính xách tay (laptop), điện thoại di động trên giường trước giờ ngủ. Bạn cũng có thể nghe những loại nhạc thư giãn trước khi ngủ để có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ được sâu giấc hơn; đảm bảo chất lượng giấc ngủ tốt nhất.
Dong riềng đỏ là vị thuốc nam quý mà không hiếm của người dân tộc Dao, đã được nhóm nghiên cứu, đứng đầu là bác sĩ Hoàng Sầm – Chủ tịch Hội đồng Viện y học bản địa Việt Nam cùng sự hỗ trợ của hơn 10 giáo sư, tiến sĩ đầu ngành đã nghiên cứu thành công đề tài cấp bộ mang mã số B2005-04-46TĐ do bộ giáo dục và đào tạo cấp kinh phí với kết quả nghiên cứu đạt được là tìm ra công dụng của cây thuốc Dong riềng đỏ: vừa giãn vi mạch tăng tưới máu cơ tim; giảm đau ngực nhanh như thuốc tây; vừa làm sạch lòng mạch vành ; vừa hỗ trợ chữa suy tim; vừa hạ huyết áp; điều hoà nhịp tim; vừa an thần hiệu quả.
Ngày ngay, Dong riềng đỏ đã được bào chế dưới dạng viên nén (chế phẩm dong riềng đỏ) giúp hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành, làm sạch lòng mạch vành, giãn mạch vành tăng tưới máu cơ tim, giảm đau ngực nhanh, ngoài ra còn có tác dụng hỗ trợ chữa suy tim, hạ huyết áp, điều hoà nhịp tim, an thần và phòng nhồi máu cơ tim.
Ngoài ra còn có nhiều yếu tố khác người bệnh sau nhồi máu cơ tim cần lưu ý như thời tiết thay đổi, thời điểm giao mùa,... cũng sẽ dễ khiến tái phát bệnh. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý và lối sống lành mạnh sẽ giúp người bệnh phòng ngừa được sự tái phát nhồi máu cơ tim.
Biên tập bởi Cardocorz – Dong riềng đỏ