Bệnh hẹp mạch vành và những điều nên biết

01/08/2016 - Lượt xem: 4519

Bệnh hẹp mạch vành là căn nguyên tử vong hàng đầu trong số các bệnh lý tim mạch; bệnh này có xu hướng ngày càng gia tăng mạnh mẽ trên thế giới và cả ở Việt nam. Sự hiểu biết về bệnh sẽ rất cần thiết cho việc phát hiện bệnh được sớm; giúp phòng bệnh và điều trị có hiệu quả hơn.

Bệnh hẹp mạch vành là gì?

Bệnh hẹp mạch vành và những điều nên biết

Cơ tim cũng như các cơ quan, bộ phận khác trong cơ thể, cần được cung cấp đầy đủ máu giàu oxi để hoạt động cả khi nghỉ cũng như khi gắng sức. Máu được cung cấp cho cơ tim thông qua hệ thống các động mạch vành. Các nhánh của động mạch vành được tách từ động mạch chủ. Hệ động mạch vành chia làm động mạch vành trái và động mạch vành phải. Các động mạch vành tách thành các nhánh nhỏ dần tới nuôi dưỡng từng vùng cơ tim. Bệnh hẹp động mạch vành xuất hiện khi một hay nhiều nhánh của động mạch vành bị hẹp tắc do các nguyên nhân khác nhau (thông thường là do hình thành những mảng vữa xơ động mạch vành) dẫn đến tình trạng động mạch vành không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu oxi cho cơ tim. Thường khi động mạch vành bị hẹp từ 50% đường kính lòng mạch trở lên lúc đó sẽ xuất hiện các triệu chứng của bệnh.

Dấu hiệu nào để nhận biết được mình bị bệnh hẹp động mạch vành?

Đau thắt ngực là triệu chứng cơ bản và quan trọng nhất để nhận biết bệnh hẹp động mạch vành. Đau có cảm giác bó chặt, bóp nghẹt, đè ép hay đôi khi chỉ là cảm giác có 1 cái gì đó làm khó chịu trong lồng ngực. Vị trí đau hay gặp là sau xương ức, đau giữa ngực hoặc vùng tim. Đau có thể tại chỗ hoặc lan lên cổ, lên hàm, vai hay cánh tay bên trái, có một số ít trường hợp lan ra sau lưng hay vùng cột sống. Cơn đau thường rất ngắn chỉ khoảng 10-30 giây hay 1 vài phút; nếu cơn đau kéo dài trên 15 phút là có khả năng đã bị cơn đau thắt ngực không ổn định hoặc nhồi máu cơ tim nguy hiểm đến tính mạng.

Làm thế nào để phát hiện bệnh hẹp động mạch vành?

Khi có dấu hiệu đau thắt ngực, bác sỹ sẽ chỉ định tiến hành một số phương pháp thăm dò bổ sung cần thiết để xem có phải bị bệnh hẹp mạch vành hay không. Các biện pháp được chia ra 2 loại: không xâm nhập và có xâm nhập. Các thăm dò không xâm nhập gồm có:

- Các thăm dò về điện tim, gồm: điện tâm đồ lúc nghỉ; điện tâm đồ lúc gắng sức (hay còn gọi là nghiệm pháp gắng sức); điện tim ghi liên tục 24 giờ (thường gọi là Holter 24h).

- Các thăm dò về siêu âm, gồm: Siêu âm Dopler tim và siêu âm tim gắng sức.

- Chụp xạ hình tưới máu cơ tim.

- Chụp cắt lớp động mạch vành CT tốc độ cao (Multislices CT scanner).

Thăm dò xâm nhập: chụp động mạch vành, đây là phương pháp giúp người thầy thuốc đánh giá được chính xác hình ảnh của động mạch vành; nếu có tổn thương thì sẽ đánh giá được các vị trí, kích thước và mức độ tổn thương để có những biện pháp điều trị thích hợp.

Cần phải làm gì khi xuất hiện cơn đau thắt ngực?

Trước hết là người bệnh cần được nghỉ ngơi ngay lập tức, nghĩa là phải dừng ngay mọi hoạt động gắng sức, dùng thuốc nitroglycerin giãn mạch dạng ngậm hoặc xịt dưới lưỡi và đến viện càng sớm càng tốt để có thể chẩn đoán chính xác và được điều trị kịp thời. Đây là động tác cực kỳ quan trọng, giúp cứu sống tính mạng rất nhiều bệnh nhân, vì chỉ cần 1 gắng sức nhỏ, cũng có thể nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.

Cơn đau thắt ngực trong bệnh mạch vành

Điều trị bệnh hẹp động mạch vành như thế nào?

Có 2 phương pháp điều trị:

- Điều trị nội khoa: là phương pháp điều trị dùng thuốc; có thể dùng một loại hay phối hợp nhiều loại thuốc với nhau như: các thuốc chống kết tập tiểu cầu (Aspirin, Plavix); các thuốc chẹn beta (như Tenormine, Betaloc…); các thuốc chẹn kênh calci (Amlordipin, Nifedipin, Ditiazem…); các thuốc hạ mỡ máu (nhóm Statin như Zocor, Crestor, Lipitor…hay nhóm Fibrat (như Lipanthyl, Lopid…). Và một điều rất quan tròng là sửa chữa các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tim mạch, đặc biệt là bỏ thuốc lá; điều trị tốt bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp…

Để có trái tim khỏe, những người bị bệnh hẹp động mạch vành hay có các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến bệnh hẹp động mạch vành đều nên sử dụng cây Dong riềng đỏ, là cây thuốc quý của đồng bào dân tộc Dao, đã được bác sĩ Hoàng Sầm là Viện trưởng Viện Y học Bản địa cùng sự giúp đỡ của hơn 10 vị Giáo Sư, Tiến Sĩ đầu ngành nghiên cứu với đề tài nghiên cứu trọng điểm cấp bộ mang mã số 2005-04-46TĐ đưa ra kết luận cây Dong riềng đỏ có khả năng làm sạch mảng xơ vữa trong lòng mạch vành, giãn mạch vành tăng tưới máu cơ tim, giảm đau ngực nhanh, ngoài ra còn có tác dụng hỗ trợ chữa suy tim, hạ huyết áp, điều hoà nhịp tim, an thần và phòng nhồi máu cơ tim. Hiện nay đã có chế phẩm Dong riềng đỏ dạng viên nén được sản xuất từ dịch chiết cây Dong riềng đỏ đạt hiệu quả cao trong hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch.

Xem thêm: Tóm tắt "nghiên cứu dịch chiết cây Dong riềng đỏ ứng dụng điều trị bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ".

- Điều trị can thiệp: bao gồm:

+ Can thiệp động mạch vành qua da: Là thue thuật dùng các dụng cụ chuyên biệt để nong đoạn động mạch vành bị hẹp, làm lưu thông máu trở lại bình thường đoạn động mạch vành bị hẹp mà không phải phẫu thuật.

+ Mổ bắc cầu nối chủ - vành: Dùng một đoạn động hoặc tĩnh mạch bắc cầu từ động mạch chủ qua vị trí động mạch vành tổn thương nối với đoạn động mạch vành phía sau đoạn hẹp; như vậy máu sẽ được tái cung cấp cho vùng cơ tim bị thiếu máu thông qua 1 cầu nối mới.

Phải làm gì để phòng ngừa bệnh hẹp động mạch vành?

Có 2 chiến lược phòng bệnh hay dự phòng: dự phòng tiên phát (dự phòng không cho bệnh lý xảy ra) và dự phòng thứ phát (tức là dự phòng không cho bệnh tái phát). Tuy nhiên, dù là cách dự phòng nào cũng cần phải:

- Thay đổi các thói quen hay lối sống xấu như: Bỏ thuốc lá (nếu hút thuốc); tập thể dục thường xuyên, đều đặn tốt nhất là ít nhất 30 phút/ngày; ít nhất 3 ngày/tuần); tránh các căng thẳng trong cuộc sống, công việc; ăn giảm muối , hạn chế ăn mỡ và các nội tạng động vật, hạn chế ăn nhiều đồ ngọt, giàu đường, tránh tăng cân.

Bỏ ngay thuốc lá khi bị bệnh mạch vành

- Điều trị, kiểm soát tốt một số bệnh lý là yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh động mạch vành như: Đái tháo đường; huyết áp cao; rối loạn lipid máu và béo phì.

- Tuân thủ tốt các hướng dẫn điều trị, đặc biệt với những người bệnh cần dự phòng tái phát bệnh.

Biên tập: Cardocorz - Dong riềng đỏ

02439036266