Đặt Stent mạch vành: Chi phí và tác dụng không mong muốn

06/03/2016 - Lượt xem: 5310

Bệnh mạch vành là bệnh đang được quan tâm hàng đầu trên thế giới vì mức độ gia tăng và sự nguy hiểm của nó đối với sức khỏe và tính mạng con người. Có rất nhiều phương pháp điều trị, trong đó thủ thuật đặt stent mạch vành được nhiều người quan tâm tới. Và vấn đề chi phí và tác dụng không mong muốn của thủ thuật này cũng được quan tâm hơn cả.

Đặt stent mạch vành là gì?

   Thủ thuật đặt Stent là phương pháp can thiệp động mạch qua da, dùng những khung lưới kim loại nhỏ được đưa vào trong lòng mạch vành, nhằm mục đích mở rộng lòng mạch bị hẹp và giữ nó không hẹp lại. Đặt stent mạch vành giúp giải quyết tình trạng hẹp tắc trong động mạch vành, giúp cung cấp đủ máu và oxy cho cơ tim, cho phép bệnh nhân có thể hoạt động trở lại mà không xuất hiện cơn đau thắt ngực. Thủ thuật này thường được các bác sĩ chỉ định trong trường hợp hẹp lòng mạch vành trên 70%

Chi phí không nhỏ!

Đặt stent động mạch vành với chi phí không nhỏ

Đặt stent động mạch vành với chi phí không nhỏ

   Để chi trả cho một ca đặt stent hiện nay mất một chi phí không nhỏ. Giá của một lần đặt vào khoảng 40 đến 80 triệu đồng. Ngoài ra còn các chi phí nằm viện, người chăm sóc sau đặt stent, thuốc uống sau đặt stent…

   Mặc dù thủ thuật đặt stent mạch vành là thủ thuật công nghệ cao với mức chi phí khá lớn, song bên cạnh đó còn tồn tại khá nhiều những nguy cơ từ thủ thuật này.

Các nguy cơ sau đặt stent mạch vành:

  • Tái chit hẹp lòng mạch: Sau khi được đặt stent, nguy cơ tái hẹp ngay ở vị trí đó có thể xuất hiện sau 6 tháng tiến hành thủ thuật, kể cả những bệnh nhân được điều trị thuốc kết hợp một cách hệ thống. Nguy cơ chit hẹp ở vị trí khác là rất cao.
  • Biến chứng mạch máu tại chỗ: Tần suất biến chứng của mạch máu đùi sau can thiệp mạch vành qua da đã được báo cáo vào khoảng 2-6%. Những biến chứng của đường động mạch đùi bao gồm máu tụ, giả phình mạch, thiếu máu chi dưới, nhiễm trùng động mạch đùi và chảy máu sau phúc mạc…
  • Suy thận: Do tác dụng phụ của thuốc cản quang sử dụng khi can thiệp mạch.
  • Hình thành cục máu đông trong lòng mạch: Cục máu đông gây tắc stent là một biến chứng cấp tính gây tỷ lệ tử vong cao. Để ngăn ngừa nguy cơ này cần dùng rất nhiều thuốc tây trong thời gian rất dài.
  • Chảy máu tiêu hóa khi dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu: Dùng thuốc chống ngưng tập tiểu cầu (như aspirin, clopidogrel) kéo dài đồng nghĩa với nguy cơ chảy máu tăng lên, đặc biệt là chảy máu dạ dày, nên cần phải theo dõi sát các triệu chứng: Nôn ra máu, đi ngoài phân đen… và phải báo ngay với bác sĩ điều trị.

Uống thuốc sau đặt stent có thể gây chảy máu tiêu hóa

Uống thuốc sau đặt stent có thể gây chảy máu tiêu hóa

Vì vậy hãy đặt stent khi thực sự cần thiết! Đối với những trường hợp chưa cần thiết đặt stent thì việc tuân thủ điều trị nội khoa là tối ưu, kết hợp với việc sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên giúp phòng và hỗ trợ giảm xơ vữa mạch vành, cơn đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim, dùng được lâu dài mà không có tác dụng phụ  như cây thuốc quý dong riềng đỏ của người Dao đã được bác sĩ Hoàng Sầm Viện trưởng Viện y học bản địa nghiên cứu có tác dụng tốt trên bệnh nhân xơ vữa mạch vành.

Biên tập bởi Cardocorz - Cao dong riềng đỏ

02439036266