Đặt câu hỏi

 

Các hỏi thường gặp

Tức ngực kèm cảm giác nghẹn ở cổ có phải bị bệnh tim?

Bởi: Nga (Email: **anguyen@gmail.com | Điện thoại: *)
Tôi năm nay 52 tuổi, dạo gần đây tôi hay cảm thấy tức ngực như có gì đó nghẹn ở cổ. Như vậy tôi có phải bị bệnh hẹp tắc mạch vành không bác sĩ?

Chào bác!

Triệu chứng tức ngực, cảm giác nghẹn ở cổ cũng là một triệu chứng của bệnh hẹp tắc động mạch vành.

Triệu chứng của bệnh động mạch vành dễ thấy nhất là đau thắt ngực và thường được mô tả dưới dạng cảm giác khó chịu, nặng nề, bị sức ép hay đau thắt.

Bác sĩ Jayaram Lingamanaicker, chuyên gia tư vấn tim mạch thuộc bệnh viện Mount Elizabeth, ParkwayHealth cảnh báo rằng các cơn đau thắt ngực thường hay bị nhầm với hiện tượng khó tiêu hoặc ợ nóng. Cảm giác thường thấy ở ngực, nhưng đôi khi cũng xuất hiện ở vai trái, cánh tay, cổ, lưng hoặc ở hàm.
Ngoài ra, còn có các triệu chứng khác bao gồm: thở gấp, tim đập nhanh, nhịp tim nhanh hơn, mệt yếu, chóng mặt, buồn nôn hoặc đổ mồ hôi.

Tất cả những biểu hiện trên đều có thể  là những triệu chứng của bệnh động mạch vành mà người bệnh thường ít khi nghĩ đến.

Bác nên đến các cơ sở khám bệnh chuyên khoa tim mạch để được khám và làm các xét nghiệm để chẩn đoán chính xác bệnh của mình và có hướng điều trị đúng đắn.

Chúc bác luôn khỏe mạnh!

 

Bị xơ vữa mạch vành có nên đi máy bay?

Bởi: Linh Nguyễn (Email: **nhnguyen@gmail.com | Điện thoại: *)
Tôi năm nay 49 tuổi, thỉnh thoảng tôi bị đau ngực, tôi đã đi khám bị hẹp mạch vành 50% do xơ vữa. Tôi hay phải đi công tác xa nhà, ngồi máy bay... Bác sĩ cho tôi hỏi tôi đi như vậy có ảnh hưởng gì không? Và mỗi lần đi tôi nên mang theo những gì?

Chào bác!

Khoang hành khách trên các chuyến bay hiện đại ngày nay đều có trang bị hệ thống điều áp. Tuy nhiên khi lên cao đột ngột, các mạch máu ngoại vi và mạch vành giãn ra làm tăng lượng máu về tim sẽ làm tăng áp lực cho tim.

Với người mắc bệnh vữa xơ động mạch vành: Nếu người bệnh có cơn đau thắt ngực ổn định (cơn đau xuất hiện vào những hoàn cảnh nhất định như khi gắng sức, khi xúc động...) có thể không phải hạn chế đi lại bằng máy bay. Trước khi máy bay hạ cánh chừng 30 phút, người bệnh nên uống 1 viên Trinitrine 2,5 mg vì khi xuống mặt đất, tác động giãn động mạch vành do thiếu ôxy trên cao sẽ mất đi, mạch vành lúc này có thể bị co thắt. Hoặc có thể nhai nát 3 viên Cardocorz rồi nuốt khi máy bay hạ cánh.

Ngược lại, nếu người bệnh bị đau thắt ngực không ổn định (cơn đau thắt ngực xuất hiện không có quy luật, xảy ra vào bất cứ lúc nào) thì nhất thiết không được đi lại bằng máy bay, trừ khi máy bay được trang bị phương tiện cấp cứu và có nhân viên y tế theo dõi.

Đối với người bệnh bị nhồi máu cơ tim thì cần phải cân nhắc kỹ lưỡng. Trong trường hợp bệnh nhân hết đau ngực, không bị suy tim, hoặc chỉ còn đau ngực nhẹ, thời gian đau ngắn thì có thể đi máy bay sau thời gian 3 tháng kể từ khi bị nhồi máu cơ tim. Ngược lại, người bệnh không nên đi máy bay nếu có biến chứng xảy ra trong giai đoạn nhồi máu cơ tim cấp hoặc trong giai đoạn nhồi máu cơ tim ổn định. Trong trường hợp cần thiết, người bệnh cần được một kíp cấp cứu lưu động hộ tống trên đường bay.

Chúc bác luôn khỏe mạnh!

Điều trị xơ vữa mạch vành không đặt stent?

Bởi: Lân (Email: **nlan@gmail.com | Điện thoại: *)
Tôi năm nay 52 tuổi. Tháng trước tôi đi kiểm tra sức khỏe, phát hiện hẹp mạch vành do xơ vữa 75%, bác sĩ bảo tôi cần đặt Stent. Nhưng tôi không muốn can thiệp ngoại khoa. Bác sĩ cho tôi hỏi có phương pháp gì điều trị để không cần đặt stent không?

Chào bác!

Thật may khi bác đã đi kiểm tra sức khỏe để phát hiện ra hẹp mạch vành để có thể điều trị khi chưa xuất hiện biến cố tim mạch. Có rất nhiều trường hợp giống như bác, phần trăm hẹp rất lớn nhưng không có triệu chứng lâm sàng. Thông thường những trường hợp hẹp mạch vành trên 70% các bác sĩ sẽ khuyên đặt stent. Bác đã bị hẹp 75%, chưa có triệu chứng lâm sàng và bác không muốn can thiệp đặt stent. Vì vậy bác cần tuyệt đối tuân thủ điều trị nội khoa theo bác đồ của bác sĩ, đồng thời bác có thể sử dụng chế phẩm Cardocorz được chiết xuất từ cây thuốc quý rong diềng đỏ của người Dao được bác sĩ Hoàng Sầm là Viện trưởng Viện y học bản địa nghiên cứu, có đề tài nghiên cứu cấp bộ “ Nghiên cứu dịch chiết cây dong riềng đỏ ứng dụng điều trị cơ tim thiếu máu cục bộ” đạt kết quả suất xắc cho thấy cây dong riềng đỏ có 7 tác dụng: Chữa suy tim, hạ huyết áp, điều hòa nhịp tim, giãn vi mạch vành, giảm đau ngực nhanh, làm sạch lòng mạch vành và an thần.

Chúc bác mau khỏe!

Ăn chay có ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch?

Bởi: Hằng (Email: **ngacb@gmail.com | Điện thoại: *)
Mẹ tôi năm nay 59 tuổi, bà bị thiếu máu cơ tim 2 năm. Hiện tại chế độ ăn của bà là ăn chay, nhưng tôi lo bà bị thiếu chất. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi, mẹ tôi ăn chay trường như vậy có ảnh hưởng gì đến sức khỏe tim mạch không?

Chào bạn!

Ăn chay vẫn cung cấp đủ những dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và còn giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Nếu không ăn các thực phẩm từ động vật, cơ thể bạn sẽ không phải hấp thụ cholesterol và có hàm lượng chất béo không bão hòa thấp. Điều này ảnh hưởng tốt đến chỉ số lipid trong cơ thể, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tuy nhiên, cơ thể mẹ bạn có thể bị thiếu hụt một số chất dinh dưỡng như canxi, sắt, kẽm, vitamin D và B12, việc thiếu hụt như vậy sẽ không cung cấp đủ dinh dưỡng và các chất cần thiết cho cơ thể, sẽ tạo gánh nặng cho tim, nhất là đối với người ăn chay trường như mẹ bạn. Vì vậy mẹ bạn cần phải có một chế độ ăn chay hợp lý để đảm bảo sức khỏe.

Các loại đạm: Rau đậu, ngũ cốc, các loại hạt và các sản phẩm từ sữa.

Một điều lưu ý là chất đạm trong thực vật thường có tỷ lệ hấp thu thấp hơn so với chất đạm động vật, nên người ăn chay cần tiêu thụ một số lượng nhiều hơn.

Canxi có nhiều trong các loại rau có màu xanh đậm.

Vitamin D chứa nhiều trong nấm, sữa đậu nành, cam, yến mạch, ngũ cốc… và thường xuyên tắm nắng buổi sớm.

Sắt có nhiều trong đậu phụ, các loại hạt, lá rau có màu xanh đậm, vỏ khoai tây…

Vitamin B12 có nhiều trong trứng, sữa.

Kẽm chứa nhiều trong ngũ cốc, các loại hạt, mầm lúa mì, rau củ…

Đồng thời mẹ bạn có thể sử dụng chế phẩm Cardocorz được chiết xuất từ cây thuốc quý rong diềng đỏ, đã được nghiên cứu có tác dụng phòng và dọn dẹp các mảng xơ vữa mạch vành, ngăn ngừa các biến cố tim mạch.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

 

Bệnh mỡ máu cao có gây bệnh mạch vành?

Bởi: Chỉnh (Email: **inhnguyen@gmail.com | Điện thoại: *)
Tôi bị rối loạn mỡ máu, trước có Cholesterol cao 6,9. Nay tôi đang điều trị thuốc mỡ máu. Nhưng tôi nghe nói mắc bệnh mỡ máu cao rất dễ gây bệnh mạch vành. Bác sĩ cho tôi hỏi như vậy có đúng không? Và nếu đúng thì làm thế nào để hạn chế?

Chào bác!

Bệnh mỡ máu cao hay còn gọi là bệnh rối loạn lipid máu là nguyên nhân hàng đầu gây nên xơ vữa mạch vành. Khi Cholesterol cao trong máu nó sẽ lắng đọng vào thành mạch, lâu dần tích tụ lại thành mảng xơ vữa và gây chít hẹp lòng mạch vành.

Trước hết bác cần tuân thủ phác đồ điều trị tây y cho bệnh rối loạn mỡ máu và có chế độ dinh dưỡng, luyện tập phù hợp để hạn chế xơ vữa mạch vành.

Chế độ dinh dưỡng và luyện tập:

  • Thực hiện chế độ ăn uống có lợi cho tim, ít mỡ bão hoà và cholesterol, nhiều rau, quả, cá...
  •  Giảm cân nặng nếu bác thừa cân.
  • Hạn chế muối đưa vào cơ thể:Bác chỉ nên ăn một nhúm muối nhỏ khoảng 6g trong một ngày.
  • Bắt đầu một chương trình tập luyện thể dục: Luyện tập đều đặn, mỗi ngày ít nhất 30 phút các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, bơi lội, bóng bàn…
  • Học cách làm giảm căng thẳng, tránh phản ứng với các tình huống có thể gây stress bởi nó chỉ làm vấn đề trở nên trầm trọng hơn mà thôi.

 

Đồng thời bác có thể sử dụng chế phẩm Cardocorz được chiết xuất từ cây thuốc quý rong diềng đỏ, đã được nghiên cứu có tác dụng phòng và dọn dẹp các mảng xơ vữa mạch vành, ngăn ngừa các biến cố tim mạch.

Chúc bác luôn khỏe mạnh!

Đau ngực khi leo cầu thang là bệnh gì?

Bởi: Trần Hoàn (Email: **antran@gmail.com | Điện thoại: *)
Tôi hay bị đau tức ngực theo từng cơn, khi nằm xuống co người lại thì cơn đau giảm, những cơn đau này đến bất ngờ, có khi đang leo cầu thang tôi cũng bị. Xin hỏi bác sĩ đây bị bệnh gì, có nguy hiểm không? Cảm ơn bác sĩ.

Chào bác!

Theo như bác kể thì bác có thể bị cơn đau thắt ngực.

Đau thắt ngực là cơn đau thắt từng cơn ở vùng tim do thiếu máu cơ tim; là hậu quả của một tình trạng mất cân bằng tạm thời giữa sự cung cấp và nhu cầu ôxy. Thường do xơ vữa mạch vành gây ra.

Cơn đau khởi phát chủ yếu do gắng sức, khi thời tiết lạnh hoặc sau ăn no.
Vị trí đau ở giữa phía sau xương ức; đau kiểu co thắt đè nặng hay cảm giác bị ép, có khi đau rát, đôi khi gây nghẹt thở. Đau thường lan lên cổ, xương hàm, vai; hoặc lan ra cánh tay, bờ trong của cẳng tay đến tận ngón 4, 5 ở một hoặc cả 2 bên; thời gian của cơn đau thường ngắn 2-5 phút, mất dần sau khi ngưng gắng sức hoặc dùng thuốc giãn mạch vành

 Các triệu chứng đi kèm với cơn đau:
- Khó thở nhanh, nông.
- Đánh trống ngực, hồi hộp.
- Buồn nôn, chóng mặt, vã mồ hôi.
- Có trường hợp xuất hiện đái nhiều.

Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến cố tim mạch như nhồi máu cơ tim, suy tim, thậm chí gây tử vong.

Vì vậy bác nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa tim mạch khám và chẩn đoán chính xác bệnh của mình để điều trị sớm!

Chúc bác mau khỏe!

Tự sắc nước dong riềng đỏ uống được không?

Bởi: Ngọc Lân (Email: **ngoc@gmail.com | Điện thoại: *)
Tôi đọc báo thấy nói cây dong riềng đỏ rất tốt cho bệnh nhân xơ vữa mạch vành. Tôi bị hẹp mạch vành do xơ vữa 50%. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi, tôi có thể tự sắc nước cây dong riềng đỏ uống được không?

Chào bác!

Dong riềng đỏ là cây thuốc Tự sắc nước dong riềng đỏ uống quý của người dân tộc Dao. Đã được bác sĩ Hoàng Sầm là Viện trưởng Viện y học bản địa nghiên cứu, có đề tài nghiên cứu cấp bộ “ Nghiên cứu dịch chiết cây dong riềng đỏ ứng dụng điều trị cơ tim thiếu máu cục bộ” đạt kết quả suất xắc cho thấy cây dong riềng đỏ có 7 tác dụng: Chữa suy tim, hạ huyết áp, điều hòa nhịp tim, giãn vi mạch vành, giảm đau ngực nhanh, làm sạch lòng mạch vành, an thần.

Bác hoàn toàn có thể tự sắc nước cây dong riềng đỏ để uống để cải thiện chức năng tim mạch.

Tuy nhiên bác cần chọn đúng loại cây dong riềng đỏ thì mới có tác dụng điều trị. Vì trong thiên nhiên có rất nhiều loại cây gần giống với loại cây này, vừa không có tác dụng điều trị, lại vừa gây ngộ độc cho cơ thể. Mặt khác khi sắc thuốc mất khá nhiều thời gian, đôi khi không đủ liều lượng điều trị.

Hiện nay cây dong riềng đỏ đã được bào chế dưới dạng viên dưới tên Cardocorz, đã được các bác sĩ nghiên cứu đủ liều lượng điều trị trong từng viên. Bác có thể yên tâm sử dụng và có thể luôn mang theo bên người khi đi xa.

Chúc bác luôn mạnh khỏe!

Uống rượu có ảnh hưởng đến tim mạch không?

Bởi: Thảo My (Email: **thao@gmail.com | Điện thoại: *)
Tôi năm nay 49 tuổi, đã bị hẹp mạch vành 40%. Tôi hay uống vài chén rượu trắng trong bữa ăn. Mọi người khuyên tôi nên bỏ rượu vì có hại cho tim mạch. Nhưng tôi nhớ có lần đọc được thông tin là bị bệnh tim mạch vẫn uống được rượu, chỉ là không uống quá nhiều thôi. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi, bị bệnh tim mạch uống rượu có ảnh hưởng gì không?

Chào bác!

Uống rượu ảnh hưởng nhiều đến bệnh lý tim mạch, nhất là ở những người đang mắc các bệnh như bệnh động mạch vành, tăng huyết áp, loạn nhịp tim, suy tim…Nhiều trường hợp xuất hiện biến cố cấp tính và nặng nề về tim mạch sau khi uống rượu. Về lâu dài, rượu có thể gây tổn thương nội mạc mạch máu, là tiền để hình thành lên các mảng xơ vữa động mạch. Ngoài bệnh tim mạch, rượu gây tác hại rất lớn đến sức khỏe của toàn bộ cơ thể, nó làm giảm sút thể lực, trí tuệ, tư duy và khả năng lao động… Tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho thấy mối ngày uống từ 1 đến 3 ly rượu vang đỏ nhở rất tốt cho tim mạch vì nó làm bão hòa lượng chất béo có trong thức ăn, làm giảm cholesterol, hạn chế hình thành mảng xơ vữa.

Vì vậy, bác nên hạn chế uống rượu trắng hàng ngày mà thay vào đó bằng mỗi bữa bác nên uống 1 ly nhỏ rượu vang đỏ để tốt cho tim mạch.

Chúc bác luôn khỏe mạnh!

Uống chế phẩm dong riềng đỏ có gây tác dụng phụ không?

Bởi: Hạnh Hoa (Email: **ahanh@yahoo.com | Điện thoại: *)
Trước tôi hay có cơn đau thắt ngực, tôi đã đi khám và phát hiện bị hẹp 50% mạch vành do xơ vữa. Tôi đã dùng chế phẩm dong riềng đỏ được 2 tháng. Hiện nay, tôi đã thấy hết cơn đau ngực.Tôi lo dùng lâu dài sẽ để lại tác dụng phụ, vậy bác sĩ cho tôi hỏi: Tôi có nên dùng chế phẩm dong riềng đỏ nữa không?

Chào bác!

Rất may là bác đã đi khám và điều trị để ngăn ngừa các biến cố tim mạch. Bác đã dùng chế phẩm dong riềng đỏ được 2 tháng và đáp ứng rất tốt vì bác đã không còn xuất hiện cơn đau thắt ngực nữa.

Trước hết, bác nên đi khám kiểm tra lại để có một kết quả chính xác.

Chế phẩm rong diềng đỏ được chiết xuất từ cây thuốc quý dong riềng đỏ của người Dao được bác sĩ Hoàng Sầm là Viện trưởng Viện y học bản địa nghiên cứu, có đề tài nghiên cứu cấp bộ “ Nghiên cứu dịch chiết cây dong riềng đỏ ứng dụng điều trị cơ tim thiếu máu cục bộ” đạt kết quả suất xắc và đã có nghiên cứu  “ Xác định độc tính cấp và bán trường diễn của dịch chiết từ thân- củ cây dong riềng đỏ bằng phương pháp mô học trên phủ tạng động vật thí nghiêm”, đưa ra kết quả dịch chiết cây dong riềng đỏ an toàn khi sử dụng với liều gấp nhiều lần. Vì vậy bác có thể dùng chế phẩm dong riềng đỏ lâu dài và không lo tác dụng phụ.

Chúc bác luôn khỏe!

 

Bệnh mạch vành có di truyền?

Bởi: Phạm Duệ (Email: **epham@gmail.com | Điện thoại: *)
Tôi năm nay 51 tuổi, gia đình tôi có bố mẹ và anh trai tôi đều mắc bệnh xơ vữa mạch vành. Anh tôi đã phải đặt một stent. Bác sĩ cho tôi hỏi bệnh xơ vữa mạch vành có di truyền không? Và cách phòng tránh ra sao? Tôi cảm ơn bác sĩ!

Chào bác!

   Theo nghiên cứu bệnh xơ vữa động mạch vành thường xảy ra ở người có nồng độ cholesterol máu cao. Tình trạng này có thể do di truyền nhưng cũng có thể sinh ra từ các thói quen sống không tốt cho sức khỏe, như chế độ ăn quá nhiều mỡ, sử dụng các chất kích thích, không luyện tập thể dục …

  Trong trường hợp của bác, nếu anh ruột, cha mẹ ruột của bác bị bệnh tim, thì bác cũng có nguy cơ cao bị bệnh này. Hơn nữa, gia đình cũng là nơi tạo ra môi trường và thói quen sinh hoạt có ảnh hưởng bất lợi như ăn quá nhiều mỡ, hút thuốc lá,…

Vì vậy để phòng tránh hiện tượng xơ vữa mạch vành thì bác cần tầm soát bệnh mạch vành và có một chế độ sinh hoạt, ăn uống và luyện tập một cách hợp lý.

Tầm soát bệnh mạch vành

    Nếu bác có nguy cơ bệnh mạch vành, bác nên làm một số trong các test sau để chẩn đoán, ngay cả khi bạc không hề có các biểu hiện hẹp động mạch.

  • Điện tâm đồ (lúc nghỉ và lúc gắng sức)
  • Chụp động mạch vành có cản quang
  • Cộng hưởng từ hạt nhân
  • Siêu âm tim

Cách phòng tránh bệnh xơ vữa mạch vành.

  • - Thực hiện chế độ ăn uống có lợi cho tim, ít mỡ bão hoà và cholesterol, nhiều rau, quả, cá...
  •  Giảm cân nặng nếu bác thừa cân.
  • Hạn chế muối đưa vào cơ thể:Bác chỉ nên ăn một nhúm muối nhỏ khoảng 6g trong một ngày.
  • Bắt đầu một chương trình tập luyện thể dục: Luyện tập đều đặn, mỗi ngày ít nhất 30 phút các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, bơi lội, bóng bàn…
  • Học cách làm giảm căng thẳng, tránh phản ứng với các tình huống có thể gây stress bởi nó chỉ làm vấn đề trở nên trầm trọng hơn mà thôi.
  • Để có trái tim khỏe, những người lứa tuổi trên 50 có hay chưa có dấu hiệu bệnh mạch vành đều nên ăn Dong riềng đỏ nấu với tim lợn, hoặc sắc nước dong riềng đỏ uống hàng ngày, lưu ý đúng loài dong riềng đỏ mà Viện Y học Bản địa đã công bố có tác dụng phòng và chữa bệnh mạch vành rất quý mà không hiếm của người Dao.

 

Chế độ luyện tập của người thiếu máu cơ tim

Bởi: Phạm Văn Nam (Email: **mdt@gmail.com | Điện thoại: *)
Tôi tên là Phạm Văn Nam năm nay 57 tuổi, Tôi đã đi khám, được chẩn đoán thiếu máu cơ tim do xơ vữa mạch vành và đã được bác sĩ kê đơn thuốc để uống. Nhưng tôi chưa rõ về chế độ luyện tập, vậy bác sĩ cho tôi hỏi bệnh của tôi nên luyện tập như thế nào là tốt? Tôi cảm ơn bác sĩ!

Chào bác!

   Động mạch vành là hệ thống cung cấp máu cho tim. Vậy nên khi mạch vành bị xơ vữa, các mảng xơ vữa sẽ chit hẹp lòng mạch làm cho giảm lượng máu cung cấp cho cơ tim gây nên bệnh thiếu máu cơ tim.

   Trước hết bác nên thực hiện đúng phác đồ thuốc của bác sĩ đã kê, kết hợp với chế độ dinh dưỡng và luyện tập hợp lý.

Chế độ luyện tập cho người bệnh tim mạch:

   Với những người có vấn đề về bệnh tim mạch tốt nhất là chỉ chọn những môn thể thao không đòi hỏi nhiều thể lực như đi bộ, chạy bộ (chậm), bơi lội, thể dục nhẹ nhàng… Đặc biệt, cần khởi động kỹ tối thiểu 15 phút để các hệ cơ-xương-khớp, hệ tuần hoàn và hô hấp có thể thích nghi với nhịp độ vận động. Bệnh nhân tim mạch cần tránh tập luyện với tinh thần của một “đấu sĩ” vì gắng sức quá sẽ có thể gây nguy hiểm.

   Đối với những người thể trạng yếu có thể tập các môn thể thao như đi bộ, chạy chậm đều, đi xe đạp, bơi lội… theo phương thức luyện tập vài phút thì tạm nghỉ bằng thời gian tập hoặc nghỉ gấp đôi thời gian tập, tiếp tục lặp đi lặp lại như thế trong tổng thời gian khoảng 30-40 phút cho một lần tập luyện. Tiến hành tập luyện như thế đến khi thể lực được tăng cường mới lại kéo dài thời gian tập. Điều quan trọng trong tập luyện thể thao không phải là tập nhiều, hết sức mà là duy trì đều đặn, thường xuyên một cách có hệ thống và phù hợp với thể lực của mình.

Chúc bác mau khỏe!

 

Thuốc chống kết tập tiểu cầu lợi, hại ra sao?

Bởi: Phạm Hải (Email: **ipham@gmail.com | Điện thoại: *)
Tôi năm nay 59 tuổi, từng bị chít hẹp mạch vành 80%, tôi đã đặt Stent có phủ thuốc vài tháng trước. Hiện tôi đang sử dụng thuốc plavix và aspirin. Bác sĩ cho tôi hỏi: Uống thuốc đó kéo dài có ảnh hưởng gì không?

Chào bác!

   Thuốc bác đang sử dụng plavix và aspirin là thuốc chống kết tập tiểu cầu. Bác sử dụng trong trường hợp này để ngăn ngừa biến chứng tắc mạch vành cấp do huyết khối.

   Thông thường đối với bệnh nhân sau đặt stent có phủ thuốc thì được các bác sĩ chỉ định dùng Plavix ( Clopidogrel) 75mg/ngày ít nhất 12 tháng và Aspirin suốt đời nếu không có chống chỉ định với liều 75- 160mg/ ngày.

  Bên cạnh đó, các thuốc chống ngưng tập tiểu cầu này gây đau dạ dày, tăng nguy cơ chảy máu, đặc biệt là xuất huyết dạ dày. Vậy nên hãy báo với bác sĩ khi bác xuất hiện các triệu chứng như nôn ra máu, đi ngoài phân đen, chảy máu không cầm, đau bụng dữ dội…

   Ngoài ra bác có thể dùng đồng thời sản phẩm Cardocorz chiết xuất từ cây thuốc quý dong riềng đỏ và đan sâm hoàn toàn từ thiên nhiên, không có tác dụng phụ, có tác dụng giúp tăng cường lưu thông khí huyết, làm tan huyết khối, giúp làm sạch lòng mạch, phòng ngừa và hỗ trợ giảm đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim. Dùng cho cả bệnh nhân chưa hoặc đã đặt stent. Để được tư vấn trực tiếp từ Bác sĩ tim mạch, bác có thể gọi điện đến số điện thoại 0932 319 099.

Chúc bác mau khỏe!

Béo phì khiến bệnh mạch vành tăng cao

Bởi: Trung (Email: **ungct@gmail.com | Điện thoại: *)
Tôi năm nay 51 tuổi, cao 1m61 nặng 71kg. Tôi hay thấy trong người mệt mỏi, nặng nề. Thỉnh thoảng tôi bị đau tức ngực vùng tim rất khó chịu. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi, có phải tôi bị bệnh mạch vành không? Cảm ơn bác sĩ!

Chào bác!

Với cân nặng và chiều cao như vậy là bác đang được xếp vào nhóm béo phì với BMI là 27.39

Cách tính BMI:

BMI= Cân nặng (kg) / (Chiều cao (m) x Chiều cao (m))

 Dựa vào bảng đánh giá BMI cho người Châu Á, nếu BMI:

- Dưới 18.5 là thiếu cân, thiếu năng lượng trường diễn 
- Từ 18.5 đến 22.99 là bình thường 
- Từ 23 đến 24.99 là thừa cân 
- >= 25 là béo phì

   Béo phì là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh tật của nhiều cơ quan, bộ phận trong cơ thể, đặc biệt là các bệnh hệ tim mạch: Xơ vữa mạch máu, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não, hẹp tắc động mạch chi…

   Dấu hiệu điển hình nhất để nhận biết bệnh mạch vành chính là các cơn đau thắt ngực, đôi khi chỉ là cảm giác nhói hoặc tức nặng ở ngực, mệt mỏi, khó thở, nhất là khi lao động gắng sức, leo cầu thang…

   Bác nên đi khám để có kết luận chính xác và bác sĩ có hướng điều trị kịp thời.

   Ngoài ra bác cần điều chỉnh lối sống lành mạnh, chế độ ăn hợp lý và luyện tập thường xuyên để có một cân nặng hợp lý.

- Tránh ăn nhiều thức ăn chứa tinh bột, sữa, đồ ăn nhanh, mỡ động vật.

- Nên ăn thêm protein như thịt nạc, các loại hạt, sữa chua ít béo. Ăn nhiều hoa quả, rau xanh.

- Nên luyện tập ít nhất 30p/ ngày với các môn thể thao như đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội…

Chúc bác luôn khỏe mạnh!

Thời tiết lạnh là bị đau thắt ngực có cách nào để khỏi?

Bởi: Nguyễn Thị Hoa (Email: ** | Điện thoại: 0934234***)
Tôi là Nguyễn Thị Hoa, năm nay 56 tuổi. Tôi được chẩn đoán thiếu máu cơ tim cách đây 2 năm. Thỉnh thoảng tôi có lên cơn đau tức ngực lúc làm việc mệt, tôi ngậm viên Nitromint và nghỉ ngơi thì hết đau. Nhưng dạo gần đây, thời tiết lạnh, tôi hay bị lên cơn đau hơn. Bác sĩ cho tôi hỏi làm cách nào để không xảy ra những cơn này? Vì mỗi lần lên cơn đau tức ngực tôi rất mệt. Tôi cảm ơn bác sĩ!

Chào bác!

   Câu hỏi của bác hiện nay cũng có rất nhiều người thắc mắc. Gần đây vào mùa đông, thời tiết lạnh, nhiệt độ xuống thấp làm tăng tiết các chất gây co mạch máu ngoại biên, làm tăng lượng máu trở về tim và làm tăng nhu cầu oxy cơ tim. Đồng thời các chất này cũng gây co thắt mạch vành, làm giảm cung cấp máu và oxy cho cơ tim. Vì bác đã có tiền sử thiếu máu cơ tim, thỉnh thoảng xuất hiện cơn đau thắt ngực. Vậy nên khi đó các cơn đau thắt ngực sẽ xảy ra nhiều hơn. Thời tiết lạnh cũng làm tăng số lượng tiểu cầu, hồng cầu, độ nhớt của máu, làm tăng nguy cơ bệnh động mạch vành, tai biến mạch máu não và bệnh mạch máu ngoại vi. .

   Bác nên đi khám định kỳ tim mạch để kiểm tra và để bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể cho bác.

   Để làm giảm ảnh hưởng của tác nhân bên ngoài đến bệnh tim mạch, bác nên có một chế độ sinh hoạt điều độ đúng giờ. Giữ ấm vào mùa đông, tránh gió lùa và nhiễm lạnh đột ngột

   Đồng thời bác có thể dùng sản phẩm Cardocorz chiết xuất từ cây thuốc quý dong riềng đỏ và đan sâm hoàn toàn từ thiên nhiên, không có tác dụng phụ, có tác dụng giúp tăng cường lưu thông khí huyết, làm tan huyết khối, giúp làm sạch lòng mạch, phòng ngừa và hỗ trợ giảm đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim. Để được tư vấn trực tiếp từ Bác sĩ tim mạch, bác có thể gọi điện đến số điện thoại 0932 319 099.

Chúc bác mau khỏe!

Tối muốn mua Dong riềng đỏ ở Hồ Chí Minh thì làm thế nào?

Bởi: Tưởng (Email: **onghuynh1962@yahoo.com.vn | Điện thoại: *)
Tôi hiện đang bị bệnh hẹp động mạch vành, bị mệt, đau tức ngực. Tôi uống thuốc tây bị tác dụng phụ như nhức mỏi, chuột rút, dạ dày ợ chua, tôi muốn uống chế phẩm từ cây Dong riềng đỏ thay thuốc tây. Vậy xin hỏi Bác sĩ chế phẩm đó hiện ở Tp. HCM có bán chưa, địa điểm bán ở đâu hoặc ở Tp. HCM nếu chưa có bán muốn mua liên hệ ai xin cho số điện thoại. Thành thật cảm ơn

Chào Bác Tưởng,

Theo như mô tả của Bác thì có thể phải điều chỉnh lại thuốc để tránh tác dụng phụ, đồng thời cải thiện nhanh hơn tình trạng đau ngực, mệt do bệnh hẹp mạch vành gây nên. Bác dành thời gian điện thoại trực tiếp tới Bác sĩ Tim Mạch theo số điện thoại 0932 319 099 để được hướng dẫn cụ thể cách uống chế phẩm Dong riềng đỏ Bác nhé

Tôi ở Hải Phòng mua thuốc Dong riềng đỏ ở đâu?

Bởi: Nhiệm (Email: **iemcuoi@gmail.com | Điện thoại: *)
Vợ tôi được chẩn đoán bị viêm cơ tim, xin hỏi Bác sỹ có nên uống được chế phẩm dong riềng đỏ không ạ?. Nếu được, thì mua ở đâu. Tôi ở Hải Phòng

Nếu Bác gái có biểu hiện rối loạn nhịp tim, đau thắt ngực, khó thở thì có thể uống được chế phẩm Dong riềng đỏ.
Bác có thể liên hệ theo số điện thoại 0439036266 để mua chế phẩm Dong riềng đỏ của Viện Y Học Bản địa.

Đi cầu thang bị mệt có dùng được Dong riềng đỏ không thưa bác sĩ?

Bởi: Trương Long (Email: **uonglongag@gmail.com | Điện thoại: *)
Bác sĩ vui lòng cho tôi biết tôi đã 65 tuổi, trước đây không có dấu hiệu tim như đi cầu thang bị mệt. Đột nhiên gần đây, sau khi ăn cơm xong, mệt,khó thở, xuất mồ hôi phải đi cấp cứu nhưng bệnh viện(huyện) nói là không phải nhồi máu cơ tim, vậy xin Bác sĩ cho tôi biết đó là bệnh gì? có phải bệnh mạch vành và có thể dùng dong riềng đỏ để điều trị được không?

Trước hết cần phải xem Bác có bị cao huyết áp không? Bác nên gọi trực tiếp cho Bác sĩ Tim Mạch 0932 319 099 để trao đổi cụ thể. Chữa bệnh như cứu hỏa, không nên trao đổi qua chat trong trường hợp này.

Đau tức ngực có dùng cây dong riềng đỏ ko?

Bởi: Hồng Hà (Email: **uyenvankhanh.95@Facebook.com | Điện thoại: *)
Bác sĩ cho em hỏi em bị đau tức ngực ở vùng ngực và khó thở hay bị những lúc gắng sức và leo cầu thang vậy có dùng dc cây dong riềng đỏ ko ạ

Bạn có thể gọi điện tới số 0932 319 099 để được Bác sĩ tư vấn xem bệnh có phù hợp để sử dụng cây dong riềng trong việc chữa bệnh không nhé! Chữa bệnh này cần tuân theo chỉ định của Bác sĩ. Bạn sẽ được Bác sĩ tư vấn miễn phí. Hoặc bạn có thể gửi thông tin bệnh án bằng cách chụp lại ảnh và thông tin vào email:tuvanbacsitimmach@gmail.com để Bác sĩ hướng dẫn cách sử dụng hiệu quả.

xơ cứng động mạch do tiểu đường có dùng được Dong riềng đỏ không?

Bởi: nguyen thi thuy hang (Email: **uyhangnguyen138@gmail.com | Điện thoại: *)
Toi o phan rang -ninh thuan .ba toi bi tieu duong gan day bi bien chug sang xo cung dong mach vanh.vay co the su dung san pham dong rieng do khong?va toi co the mua san pham o dau?xin cam on

RẤT NHIỀU BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG ĐANG UỐNG CHẾ PHẨM DONG RIỀNG ĐỎ ĐỂ ĐIỀU TRỊ XƠ VỮA MẠCH VÀNH. BẠN NÊN MUA VỀ CHO BÀ UỐNG THEO LIỀU NGÀY 2 LẦN MỖI LẦN 3 VIÊN LÚC 8H VÀ 20H. LIÊN HỆ ĐẶT MUA THUỐC TỪ HÀ NỘI THEO SỐ ĐIỆN THOẠI 043 9036266.

Các biểu hiện cảnh báo bệnh tim mạch cần cấp cứu là gì?

Bởi: Quy Ngô (Email: **oquy@gmail.com | Điện thoại: *)
Các biểu hiện cảnh báo bệnh tim mạch cần cấp cứu là gì?

Chào bạn,

Các biểu hiện bệnh tim mạch cần được đi cấp cứu như sau:

- Đau thắt ngực: bệnh nhân đau ngực dữ dội, cảm giác bị bóp nghẹt trong lồng ngực, vị trí cơn đau thường ở phía sau xương ức, đau lan lên vai trái, mặt trong cánh tay trái hoặc lan ra sau lưng… Đây là biểu hiện nghi ngờ bệnh nhồi máy cơ tim. Khi gặp người bệnh có biểu hiện triệu chứng như trên, bạn cần gọi người giúp đỡ đồng thời gọi cấp cứu 115 để họ xử trí ban đầu và đưa người bệnh tới bệnh viện, nếu không gọi được cấp cứu 115, bạn cần đưa người bệnh tới bệnh viện ngay lập tức, không để người bệnh tự đi khám.

– Các biểu hiện ngừng tuần hoàn: người bệnh đột ngột ngất xỉu, mất phản ứng xung quanh, gọi hỏi không biết, ngừng thở, tím tái toàn thân, đôi khi có biểu hiện co giật hoặc mềm nhũn, có thể xuất hiện đại tiểu tiện không tự chủ. Bạn cần gọi người hỗ trợ và gọi cấp cứu 115 ngay lập tức. Đồng thời bạn cần ép tim – thổi ngạt cho người bệnh ngay. Tư thế ép tim như sau: người cấp cứu quỳ bên cạnh nạn nhân. Đặt hai tay của người cấp cứu (bàn tay phải trên mu bàn tay trái) lên 1/3 dưới xương ức của nạn nhân, ấn mạnh đồng thời cả hai tay cho lồng ngực nạn nhân xẹp xuống. Bạn cần ép tim liên tục thậm chí không cần động tác hà hơi thổi ngạt nếu bạn một mình cấp cứu nạn nhân.

– Các dấu hiệu đột quỵ như đột ngột tê hoặc yếu nửa người (một bên tay chân), ngất hoặc hôn mê, mất hoặc rối loạn khả năng nói, rối loạn thị giác, đột ngột mất thăng bằng và phối hợp các động tác, đau đầu dữ dội, nôn không rõ nguyên nhân. Nếu người bệnh có một trong các triệu chứng trên, cần đưa người bệnh tới ngay bệnh viện hoặc phòng cấp cứu gần nhất.

– Khó thở: người bệnh đột ngột khó thở dữ dội, vã mồ hôi. Cần gọi người cấp cứu và gọi cấp cứu 115 ngay lập tức. Đồng thời, bạn cho người bệnh nằm đầu cao, cho người bệnh thở oxy nếu có.

– Đau đột ngột chân hoặc tay: Người bệnh đi đau đột ngột chân hoặc tay, đau dữ dội. Chân hoặc tay đau lạnh, nhợt hơn so với bên đối diện. Đây có thể là biểu hiện tắc động mạch cấp tính của chân hoặc tay. Khi gặp người bệnh có biểu hiện này, bạn cần đưa người bệnh đi cấp cứu ngay lập tức để phẫu thuật lấy cục huyết khối trong lòng mạch ở chân hoặc tay của người bệnh.

02439036266